Description
Video hướng dẫn cách ủ phân chuồng, phân hữu cơ với Trichoderma:
VI SINH VẬT NÔNG NGHIỆP
Vi sinh vật (VSV) là những thể sống có kích thước cực nhỏ, không thể quan sát thấy bằng mắt thường mà chỉ nhìn được qua kính hiển vi và siêu hiển vi. VSV được chia làm các nhóm vi nấm, vi khuẩn, vius, mycoplasma, vi tảo,…
Trong nông nghiệp, dựa vào vai trò đối với đất đai, cây trồng và sản phẩm thu hoạch, có thể chia VSV thành 2 nhóm là VSV có lợi và VSV gây hại. VSV có lợi là những loài có vai trò phân giải hữu cơ, cố định đạm, phân giải lân trong đất, cộng sinh cố định đạm ở rễ, đối kháng VSV có hại, gây bệnh côn trùng,…
VSV gây hại chủ yếu là những loài gây bệnh cây trồng, phá hoại nông sản sau thu hoạch, ngoài ra còn có những loài trong quá trình sống tiết ra những độc tố trong đất, gây hại cho sự sinh trưởng và phát triển của cây trồng.
Sau đây chúng tôi xin đơn cử một số loài phổ biến trong nông nghiệp để giúp bà con phân biệt, nhận dạng bệnh hại và có biện pháp phòng trừ bệnh hại do VSV gây hại, cũng như duy trì và phát triển hệ VSV có lợi, hướng tới mục đích bảo đảm năng suất cây trồng và bảo vệ môi trường, sinh thái.
VI SINH VẬT CÓ LỢI, VAI TRÒ VÀ GIẢI PHÁP SỬ DỤNG HIỆU QUẢ
I.Trichoderma spp.
Vai trò
Trichoderma spp.là chủng nấm có lợi được biết đến nhiều nhất trong nông nghiệp. Chúng là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất.
Nấm Trichoderma spp. hiện diện gần như trong tất cả các loại đất và trong một số môi trường sống khác. Đây cũng là những loài nấm đất phổ biến trên khắp thế giới.
Trichoderma giúp phân giải cellulose trong đất, tăng độ hữu dụng của dinh dưỡng trong đất, tăng cường sự phát triển của cây và rễ, đối kháng với nấm bệnh hại cây trồng.
Đa số các loài Trichoderma là nấm có ích, tuy nhiên có một số loài là tác nhân gây bệnh hại cây trồng như loài T. aggressivum (trước đây là T. harzianum biotype 4) gây bệnh mốc xanh trên cây cảnh; loài T.viride gây bệnh mốc xanh trên củ hành tây.
Các cơ chế hoạt động của Trichoderma
– Phân giải cellulose.
– Ký sinh nấm khác.
– Tạo chất kháng sinh có tác dụng diệt nấm và vi khuẩn trong đất.
– Cạnh tranh chất dinh dưỡng và không gian với các loài nấm khác.
– Giúp cây chịu đựng các điều kiện bất lợi bằng việc gia tăng sự phát triển của cây và rễ.
– Làm hòa tan và cô lập chất dinh dưỡng vô cơ.
– Tạo cho cây có cảm ứng kháng bệnh.
– Tạo sự bất hoạt enzyme gây bệnh cho cây.
Một số lưu ý khi sử dụng Trichoderma để đạt hiệu quả cao
– Không được kết hợp với loại phân bón hoặc các chất có tính diệt khuẩn.
– Có những loại phân hoá học có tính diệt khuẩn không kết hợp được với nấm Tricho: các loại phân hoá học tan nhanh trong nước, dễ phân ly thành ion hoà tan hoàn toàn trong nước đều có tác dụng diệt khuẩn và gây hại cho nấm Trichoderma.
– Vì vậy các loại phân bón sau sẽ làm giảm và mất tác dụng của Trichoderma: Urea, SA, KCl (kali muối ớt), Bo (dạng Borat hay Boric); các chất vi lượng gốc Sulphat: CuSO4, MnSO4, ZnSO4, MgSO4, FeSO4, hoặc lân chua – super lân còn nhiều dư lượng axit H2SO4.
– Các loại vôi đều có tính diệt khuẩn: CaO (vôi nung, vôi cục), CaCO3, MgCO3 (vôi nông nghiệp, dolomite). Dưới tác dụng của điều kiện tự nhiên các loại vôi nông nghiệp dể dàng chuyển hoá qua lại như phản ứng sau:
CaCO3 → CaO + CO2
MgCO3 → MgO + CO2
CaO và MgO tạo ra từ phản ứng trên là chất diệt khuẩn cực mạnh, nên khi nấm Tricho kết hợp với các loại loại vôi này sẽ mất tác dụng và gây lãng phí.
Không trộn chung, kết hợp Trichoderma với các loại phân bón và vôi nêu trên, sau khi sử dụng các loại phân và vôi này phải có thời gian cách ly 15 – 20 ngày sau mới sử dụng nấm Tricho.
Các loại chất, phân bón có thể kết hợp với nấm Trichoderma:
– Các loại phân có chứa nhiều chất hữu cơ, ở dạng mùn (không chứa các loại phân, vôi có tính diệt khuẩn như trên),
– Phân chứa chất Lân dạng khó tiêu, Canxi, Magie ở dạng Phosphat
Hình 2. Sản phẩm sinh học Trimyco thành phần chính các nấm đối kháng Trichoderma, Mycorrhiza.
– Các loại trung vi lượng dạng Chelax- EDTA, dạng hữu cơ
– Đạm dưới dạng hữu cơ: vách tế bào nấm men, Amino acid (amin); dạng hữu cơ khác.
– Chất hoạt hoá sinh học: humic, fulvic,…
TƯ VẤN KỸ THUẬT : 0943.025.292 – 0704.196.925