BỆNH RUỒI VÀNG TRÊN HOA LAN THUỶ TIÊN VÀ CÁCH PHÒNG TRỊ
Còn gì đau khổ hơn khi ta nâng niu từng chiếc lá trong bao nhiêu năm tháng, vậy mà vào một sáng thức dậy đi ngắm giàn lan, ta lại thấy lá bị những quầng vàng, đốm vàng nâu trên lá của cây lan. Đặc biệt là những giống lan đơn thân đếm lá tính tiền như Ngọc Điểm (Đai Châu), Vanda, Sóc Lào, Đuôi Chồn, Sóc Ta, Hải Yến…
Có đôi khi chúng đẻ vào vòi hoa hoặc nụ làm teo vòi hoa và rụng nụ. Thật ra, rất khó để có thể khẳng định một cách chính xác rằng vết bệnh đó có phải do ruồi vàng chích và đẻ trứng hay không. Bắt buộc bạn phải ngồi rình xem có ruồi vàng xuất hiện trong vườn không mà thôi. Đặc điểm sinh học và sinh thái của loài ruồi vàng: – Trứng: 2-3 ngày. Trứng ruồi có hình dạng quả dưa chuột, dài khoảng 1mm, lúc mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu vàng nhạt. Khi giòi nở vỏ trứng tách ra theo một đường dọc. – Ấu trùng (Dòi) : 8-10 ngày. Ấu trùng non mới nở dài khoảng 1,5mm, miệng có một móc cứng đen, đẫy sức dài khoảng 6-8 mm, màu vàng nhạt. Khi dòi đẫy sức chui ra ngoài hóa nhộng. – Nhộng: 7-12 ngày. Vỏ nhộng (kén giả) hình trứng dài, lúc đầu có màu vàng nâu, lúc ruồi sắp vũ hóa chuyển sang màu nâu đỏ. – Ruồi trưởng thành đẻ trứng sau 5-7 ngày và có thể sống hàng tháng. Một con ruồi vàng cái có thể đẻ 150-200 trứng. Ruồi trưởng thành hoạt động ban ngày, thường là sáng sớm hoặc chiều mát.. |
THUỐC ĐẶC TRỊ