KỸ THUẬT TRỒNG LAN TRẦM CẤY MÔ
Lan trầm cấy mô sở dĩ được chọn chơi nhiều trong các vườn do nó có một vẻ đẹp kiêu sa với mùi hương thoang thoảng. Điều đặc biệt là lan trầm cấy mô không hề khó chăm sóc và đây là loài dễ ra hoa. Lan Trầm rất hiếm phân bố ngoài tự nhiên, đa số là các giống lai được du nhập từ Thailand và Taiwan vào Việt Nam.
Một số vấn đề cần biết
– Giai đoạn cần được chăm sóc ở đây là lan trầm cấy mô cây ở giai đoạn 2 tháng trở lên sau khi ra chai. Ở giai đoạn này rễ lan con đã ổn định nên người chơi có thể mua cây giống về và trồng vào các chậu hoặc ghép dớn, gỗ khô, gỗ lũa theo sở thích của mình.
– Thời gian mua cây thì các bạn có thể mua cây quanh năm vì đây là lan giống nên vận chuyển cũng dễ dàng
– Khi mua lan trầm cấy mô về trồng mới ở vườn nhà thì các bạn chú ý để nguyên giá thể cũ không tách ra làm gì cả.
Kỹ thuật trồng Lan trầm cấy mô vào chậu đất hoặc chậu nhựa
Bước 1: Chuẩn bị
– Chậu trồng
– Cây giống lan trầm
– Giá thể: than, rêu
Bước 2: Xử lý tách cây khỏi chậu
Tách cây giống ra khỏi chậu nhựa cũ. Bước này đơn giản các bạn chỉ cần bóp nhẹ vài lần xung quanh miệng chậu cây lan trầm cấy mô giống. Rồi nhúp cả thân cây lan bao gồm giá thể lên. Vì lan giống có rễ chưa phát triển nhiều. Chưa có nhiều rễ bám vào miệng chậu nên việc tách cây ra khỏi chậu không quá khó khăn.
Chú ý ở bước này tránh làm tổn hại nhiều đến bộ rễ của cây lan trầm cấy mô. Và tránh để giá thể bị rơi, bung ra khỏi cây gây chột cây lan trầm cấy mô.
Bước 3: Tiến hành trồng sang chậu mới
Sau khi tách cây lan trầm cấy mô ra khỏi chậu cây giống ra. Tiến hành bước tiếp theo đó là trồng cây vào chậu cây mới có kích thước to hơn. Có thể trồng ghép 3-5-7 cây lan giống vào một chậu to hoặc cũng có thể trồng một cây một chậu.
Giá thể trồng mình khuyên các bạn nên dùng than. Ta lót một lớp than to dưới đáy chậu rồi đặt cây lan trầm cấy mô đã tách ở bước trên vào chậu.
Trường hợp trồng một cây/chậu thì đặt cây lan vào giữa chậu. Trường hợp trồng 3-5-7 cây thì ta đặt cây vòng quanh chậu. Mục đích để cây lan trầm cấy mô giống có thể nhận được lượng ánh sáng đầy đủ nhất.
Bước 4: Đặt các giá thể vào chậu
Đăt cây xong ra dùng than có kích thước nhỏ hơn phủ kín các lỗ hổng lớn xung quanh cây lan. Cuối cùng đặt lên trên cùng một lớp rêu nhằm tạo độ ẩm cho chậu lan.
Bước 5: Chăm sóc sau trồng
Vì cây đã bén rễ mới kể từ khi ra chai lên việc chăm sóc lan trầm cấy mô không quá phức tạp. Lúc này rễ cây đã ổn định nên các bạn có thể để cây chịu nước mưa mà không cần che mưa. Tuy nhiên mới mưa rào, mưa hạt nặng. Thì nên chuyển cây vào vùng có mái che để tránh gây hại cho cây lan con.
Nếu trồng cây vào mùa nghỉ thì không cần bón phân. Mà chỉ cần bón bổ sung B1 còn nếu trồng cây vào mùa phát triển thì có thể tiến hành bón phân ngay cho cây.
Kỹ thuật trồng Lan trầm cấy mô vào gỗ khô hoặc gỗ lũa
Bước 1: Xử lý tách cây giống cách trồng chậu ở bước 2 bên trên
Bước 2: Tiến hành ghép
Ghép cây lan trầm cấy mô cùng giá thể vào gỗ khô hoặc gỗ lũa. Ta có thể dùng dây rút( có bán ở các cửa hàng điện nước). Hoặc dùng khoan khoan các lỗ vào khúc gỗ lũa. Sau đó dùng đinh tre đóng vào và dùng dây rút buộc để cố định cây vào gỗ lũa.
Chú ý khi ghép cây là không được rít dây quá chặt và buộc dây vào phần bầu của cây. Không buộc đây vào phần thân của cây lan trầm cấy mô. Nếu thấy giá thể bấm ở gốc cây quá ít các bạn có thể quấn thêm ít sơ dừa hoặc rêu vào phần gần gốc cây. Mục đích nhằm giữ ẩm tốt hơn cho cây lan giống.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033