HƯỚNG DẪN CÁCH TRỒNG LAN SƠN THỦY TIÊN NỞ ĐẸP
Sơn thủy tiên có tên khoa học Dendrobium Chrysotoxum var. Suavissimum là một biến thể của lan Hoàng lạp. Họng hoa của bông hoa Sơn thủy tiên có màu đỏ nâu hoặc nâu tím hoặc tím thẫm hoặc tím đỏ hoặc đỏ thẫm khác với hoa hoàng lạp màu vàng nhạt.
Chuẩn bị
– Giống cây lan Sơn thủy tiên
– Giá thể trồng
– Chậu trồng
Hoa Sơn Thủy Tiên màu đậm hơn, môi tua và thân lớn hơn hẳn so với Hoàng Lạp
1. Chọn và Xử lý giống
Nên chọn giề (khóm, bụi) lá còn xanh, cứng cáp, không dập nát hoặc bị lở loét, lá không đốm, rách thủng, và càng nhiều giả hành có lá càng tốt. Và khi chọn mua, bạn nhớ là nên chọn hàng khô, nếu thấy bộ rễ ướt nhách thì khả năng lan đã bị ngâm nước cho nặng ký. Bạn mang về trồng thì tỉ lệ chết rất cao.
Nhớ soi gốc, mầm gốc, bộ lá, bộ rễ và tốt hơn hết nên chọn mua giò lan mà giả hành thế hệ sau to và dài hơn thế hệ trước.
Thời điểm ghép Sơn thủy tiên
Mùa ghép thích hợp là lúc mầm non ở gốc chưa bung hoặc đã nhú nhưng chưa có rễ non. Tuy nhiên lúc nào ghép cũng được, vấn đề là bạn phải biết cách chăm.
Khi giả hành con đã ra rễ dài và đầy đủ mới bị bóc từ rừng về, bạn mua về thì phải chấp nhận là nó sẽ không mọc thêm rễ nữa hoặc rất khó ra rễ mới.
2. Xử lý giá thể
Gỗ và lũa:
Chọn giá thể là gỗ hoặc lũa càng cứng càng tốt. Nếu là gỗ thì nên bóc vỏ đi (vỏ chỉ được 1-2 năm là mục, khi đó nó sẽ là hang ổ của mấy con ốc sên, sâu bọ, nấm khuẩn và vỏ bong ra thì lan bong ra luôn).
Chậu đất nung
Giá thể có thể chọn là chậu đất nung có nhiều lỗ, bạn trồng lan trong chậu cũng được mà cho nó bao bọc xung quanh chậu cũng được. Bên trong nên bỏ dớn vụn hoặc vỏ thông.
Dớn bảng, dớn cục (dớn dương sỉ sợi hoặc cù lần) cũng là 1 sự lựa chọn tuyệt vời, tôi rất thích ghép lên dớn bảng và cục vì dễ ghép, dễ chăm và dễ đóng thùng bán đi xa.
3. Xử lý giống
Cắt rễ già, dập nát, rửa sạch với nước lã. Sau đó ngâm vào dung dịch Physan 5-20 phút (ngâm 1 tiếng vẫn được nhưng hại cây). Có thể thay thế Physan bằng Nano Bạc hoặc Benkona.
Sau khi ngâm Physan, ta để khô ráo rồi ngâm vào dung dịch Hùng Nguyễn 6 trong 1 (hoặc chế phẩm kích mầm, kích kei, chống sốc, hoocmôn super Thriver, B1+Atonik ….) trong 30 – 60 phút. Nếu số lượng ít bạn có thể xịt mà không ngâm cũng được.
Chăm sóc
Ghép xong treo chỗ mát, ánh sáng khoảng 50% là được. Tưới 1 ngày 2 lần sáng và chiều, chờ cây hồi và quen khí hậu giàn (khoảng nửa tháng) thì treo dưới 1 lớp lưới Thái (hoặc Đài). Bạn nên cho ăn nắng như vậy ngay khi lan còn chưa nảy mầm và ra rễ.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033