Chat hỗ trợ
Chat ngay
KỸ THUẬT TRỒNG LAN

KỸ THUẬT LÀM HOA LAN NỞ HOA (PHẦN 2)

Posted On October 2, 2020 at 9:09 am by / No Comments

1

4. NẮNG VÀ NHIỆT ĐỘ

Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn tới khả năng ra hoa của thực vật nói chung và LAN nói riêng. Bạn phải tìm hiểu để biết loại lan của bạn chịu nắng như thế nào để treo hoặc đặt chỗ cho hợp lý trong giàn. Nếu làm sai đi thì lan vẫn có thể ra hoa, nhưng hoa sẽ ít hơn, bông sẽ không đạt chuẩn về kích thước, màu sắc và độ bền, hương thơm… (Các bác chưa biết có thể tìm lại các bài trước của em tham khảo). Ví dụ đơn giản nhất là cây Dendro nắng, bản thân cái tên đã nói lên nhiều điều.

Nhiệt độ thay đổi do các bác mua lan từ vùng khác về nhà, thì cố gắng sao cho đạt gần nhất với nhiệt nơi khai sinh ra em nó. Ví dụ em nhập lan từ xứ nóng về vườn, em phải cố gắng kiếm chỗ nóng nhất trong vườn để treo, vì em ở xứ lạnh. (À, lăm nào giời Nạnh thì Nan Lở muộn, giời lóng thì lở sớm, có 2 năm ăn tết nghèo vì giời lóng quá và nạnh quá rồi các bác ạ).

Nói chung 2 yếu tố trên thì hơi khó cho các bác trồng lan dưới mái tôn, tuy nhiên hai yếu tố này KHÔNG QUAN TRỌNG BẰNG CÁCH TƯỚI VÀ BÓN PHÂN. Nếu tưới hợp lý, phân đúng và CÂY ĐÃ THUẦN thì dù có trồng dưới mái tôn, mái hiên hay trong gara thì lan vẫn cho hoa.

5. PHÂN

Khoa học đã chứng minh rằng LÂN là chất giúp THỰC VẬT tạo mầm (mầm cây, mầm hoa, đầu rễ), vì thế muốn kích hoa với phân thì khi lan đã THÀNH THỤC (TRƯỞNG THÀNH), ta nên xịt phân N-P-K (chính là Đạm – Lân – Kali) có tỉ lệ LÂN cao.
Kali sẽ giúp cây chắc chắn, chống gãy đổ, NÂNG CAO KHẢ NĂNG CHỊU ĐÒN, TĂNG ĐỀ KHÁNG, giúp hoa bền rực rỡ.
Vậy nên chọn loại phân nào cho hợp lý?
Có 2 kiểu để các bác chọn:

i. NPK loại (N thấp) – (P cao) – (K cao). Ví dụ 10-30-30. Loại này vừa giúp ra hoa vừa DƯỠNG CÂY, dưỡng hoa. Tuy nhiên đối với vài em lan mà quá khó thì xem ra loại này không ăn thua lắm.

ii. NPK loại (N thấp) – (P cao CHÓT VÓT) – (K hơi cao xíu hoặc thấp). Ví dụ 10-30-10 hoặc 10-55-10 hoặc 10-30-20 hoặc 15-60-15. Loại này hơi phá cây tí xíu, mức độ ép KHA KHÁ.

iii. NPK loại (N=0) – (P cao chót vót) – (K vừa). Ví dụ 0-30-20, 0-52-34. Loại này nếu chăm cây không đạt thì dẹp đi giùm em. Trừ khi các bác đã dùng nhiều cách và quá bức xúc vì cây tốt um mà nhiều năm, à không, rất nhiều năm không có hoa thì xài thử xem sao.

Cách dùng: Pha loãng chỉ bằng 70% hướng dẫn ghi trên bao bì, xịt vào lúc chiều mát (17h), sáng hôm sau nên rửa lại lá (nhớ là RỬA LẠI LÁ, đừng rửa giá thể, chậu nhé, vì như thế chẳng khác nào là TƯỚI ĐẪM –> mọi cố gắng ép nước vứt xuống sông). Không rửa lại thì CÓ KHẢ NĂNG (chỉ là có khả năng thôi nhé, viết cho rõ để thánh soi, thánh dìm hàng đừng móc họng em) lá sẽ cháy, hoặc vàng hoặc rụng.

13690796_703467093140112_6772483887481991120_n

Xịt như vậy 7 ngày 1 lần, làm liên tục 2-5 lần tùy lan.

3. CÁCH CHĂM TƯỚI:
(Quay lại mục 3 bài trước, viết tiếp cho dòng đơn thân, em phải làm mục 4 và 5 trước vì dòng đơn thân này phải kết hợp mấy yếu tố mới hiệu quả cao)

C. Sóc Lào (chính là Đuôi Cáo), Sóc Ta, Đuôi Chồn, Mỹ Dung, Hồng Nhạn, Hỏa Hoàng Cam… (Vài loại quá dễ ra hoa, vứt vạ vứt vật cũng ra hoa như Hồng Dâu, Uyên Ương, Hải Yến, Ruồi…. miễn bàn).

7 8

 

Mấy em này thường cho hoa vào CUỐI MÙA KHÔ ĐẦU MÙA MƯA (Hoặc Mùa Xuân, đầu Hè).

Ngoài lề: Trong rừng, mấy em này phải chịu khô 4-5 tháng, nhiều khi thân teo tóp, lá nhăn nheo, nhưng đó chính là điều kiện kích thích các em duy trì nòi giống. Ta chỉ việc bắt chước thiên nhiên là được.
Hết mùa mưa thì bắt đầu không xịt 20-20-20 nữa, chuyển qua xịt 10-30-30 (hoặc mục ii và iii bên trên). Xịt như bên trên luôn.
Khi hết mùa mưa, bắt đầu ta giảm từ từ CƯỜNG ĐỘ (số lần) và SỐ LƯỢNG nước xuống. Giảm từ 1 ngày 2 lần tưới xuống 1 lần tưới, duy trì vậy 15 ngày. Sau đó giảm từ 1 ngày 1 lần xuống 2 ngày 1 lần, duy trì trong 15 ngày, rồi tiếp tục giảm xuống 3 ngày 1 lần…. cứ thế, đúng rồi, cứ tiếp tục vậy khoảng 2 tháng thì khỏi tưới nữa (dĩ nhiên phải đảm bảo TIỂU KHÍ HẬU VƯỜN nhé, cũng phải kiểm tra cây kẻo TIỂU KHÍ HẬU QUÁ TỆ, CÂY CHẾT KHÔ rồi quay vào đây chửi em, khô quá thì phun sương chút xíu vào rễ là được).
Giai đoạn này ví như KHÚC DẠO ĐẦU vậy đó các anh, các anh muốn bản thân và em nó cùng được SƯỚNG thì chịu khó đi. Bỏ qua KHÚC DẠO ĐẦU này thì em nó Sock lắm đó, rồi cả 2 cùng hụt hẫng nha. (Quay lại bài LAN VÀ PHỤ NỮ đọc giùm em cái, cái bài đó các bác cứ tưởng đùa, mà không phải đâu, chơi lan vài năm chưa chắc đã hiểu hết đâu ạ).
Sau đó cho vào chỗ hơi mát 1 chút, vì không tưới mà phơi nắng thì các bác chuẩn bị 1 thùng bia để ăn KHÔ MỰC đê.

Khi thấy vòi nụ nhú ra khoảng 1cm, bắt đầu tưới nước lại như bình thường cho vòi hoa dài, hoa to, căng, thắm… Chúc các bác được SƯỚNG và ẻm của các bác KHAI HOA NỞ NHỤY.

D. NGỌC ĐIỂM (NGHINH XUÂN, ĐAI CHÂU) cây này dễ quá bỏ qua. (Cứ bắt chước khí hậu ông giời mà tưới là ổn)

13710518_703466789806809_3787000863515614243_o 13690875_703466883140133_2554412625297310002_n13700233_703466906473464_7088134615853027003_n
(Muốn ra hoa trúng tết thì BẮT ĐẦU TỪ GIỮA THÁNG TÁM ÂM LỊCH tưới liên tục 10-30-30 đến GIỮA THÁNG 10 ÂM LỊCH, pha tỷ lệ 70% TRÊN BAO BÌ PHÂN. Khi thấy bông bắt đầu tương đối tròn ở cành hoa thì chuyển sang 20-20-20 trong 1 tháng tiếp theo thì dừng hẳn (tất cả đều 1 tuần 1 lần). Trong thời gian đó hàng ngày vẫn tưới nước bình thường để giữ đủ độ ẩm cần thiết làm sao đừng để ướt quá khó ra hoa hoặc khô quá sẽ TỤT lá chân).

E. CATTLEYA: Cây này mà trồng không ra hoa thì em thua các bác. À, có vài trường hợp em cũng thua. Vì thế các bác làm như sau: khi chồi non mới lú (nhú) khoảng 1 – 2 cm có thể dùng phân kích hoa 6-30-30. Hết.

6. THUỐC KÍCH HOA

A. Thuốc Ethrel (2-CEPA) hay ethephon (2-chloroetylene phosphonic acid) Ngoài tác dụng làm chín trái, rụng bông, Ethrel còn được dùng để kích thích ra hoa.4
B. C19H22O6 Axít gibberellic là một gibberellin đơn, đẩy mạnh sự phát triển và kéo dài các tế bào ra. Loại này dùng trong trường hợp muốn lóng cây dài ra, ví dụ đay cót làm chiếu phun có thể dài gấp mấy lần, hay phun đậu leo, dưa leo… để cho nó mau leo lên giàn. (À, các bác muốn ăn Giá dài thì ngâm cái này dài lắm).

9

Hai loại trên là 2 trong số nhiều nhiều và rất nhiều các loại thuốc kích thích ra hoa, nhớ là chỉ xịt khi cây đã trưởng thành, liều lượng như ghi trên bao bì và đã làm mọi cách mà vẫn bó tay.

Theo Nguyễn Ngọc Hà

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033