KỸ THUẬT LÀM HOA LAN NỞ HOA (PHẦN 1)
Giả Hạc không hoa toàn kei, Sóc Cáo Chồn toàn lá và rễ không hoa, Vảy rồng 5 năm không hoa, Dendro 10 năm bụi khủng, giả hành bằng ngón chân cái không có hoa…
Tôi không tài giỏi gì, nhưng sẽ giúp các bác giải đáp được thắc mắc, còn chuyện các bác làm được như tôi nói hay không thì hên xui….
Tôi không dùng từ KÍCH HOA, vì thật ra nếu trồng và chăm sóc đúng kỹ thuật thì lan sẽ ra hoa rất tự nhiên.
Ví dụ như Ngọc Điểm (Đai Châu, Nghinh Xuân), Thanh Đạm, Kiếm… thì chỉ cần cung cấp đủ nước, đủ dinh dưỡng, đủ tuổi, đủ sáng là cây sẽ ra hoa.
Còn vài thể loại khó hơn xíu như Kiều (Thủy Tiên), Giả Hạc (Phi Điệp), Long Tu, Trầm, Vảy Rồng, Sóc, Cáo, Chồn, Đùi Gà, Hoàng Thảo Xoắn… thì ngoài ra còn yêu cầu thêm vài cái lưu ý linh tinh nho nhỏ.
1. Bắt buộc lan phải đủ tuổi mới ra hoa được. Tùy loại ví dụ Kiều từ 18 tháng trở lên, Thân Thòng 12 tháng, Catlaya trên 3 năm, Vanda trên 4 năm…
2. Tùy vùng miền, khi ta chuyển vùng lan bị lệch khí hậu sẽ rất khó ra hoa. Ví dụ Kim Thoa Lâm Đồng trồng tại Lâm Đồng thì không phân thuốc gì vẫn hoa bình thường, còn mang từ Bắc vào thì rất khó hoa…. Tóm lại lan thuần trong cùng 1 vùng sẽ rất dễ ra hoa. Nói cái này trước để khỏi ăn gạch của các bác. Kẻo có bác lại nói lan tao trồng cứ vứt đại ở ngoài gốc cây mà năm nào cũng ra hoa ầm ầm.
Để giải quyết vấn đề này ta có vài cách như sau:
A. Ráng chịu khó 1-2 năm không có hoa cho em nó thích nghi khí hậu (Ví như vườn nhà tôi 3 năm trước nhập 1 lô Kim Thoa Vàng Tuyền từ bắc vào, năm ngoái mấy chục chậu không ra được 1 cọng hoa. Năm nay, vẫn chế độ chăm bón vậy mà giờ đang bung mắt hết 1 loạt).
B. Tạo khí hậu trong vườn để giống với khí hậu nơi em nó khai sinh. Có nhiều khi chuyển lan từ vùng ôn đới (cao nguyên lạnh) về vùng nhiệt đới (Sài Gòn, Miền Tây), một vài loại lan khó phải cho em nó ở phòng máy lạnh mới chịu.
C. Chọn mua loại lan có gien khỏe, phổ thích nghi cao. Ví dụ trong các loại Kiều (Vàng, mỡ gà, tím (Bắc gọi Hồng, Tây gọi Hường), Tua, Dẹp, Trắng, Cam) thì Kiều Trắng dễ ra hoa nhất, thích nghi mọi loại địa hình cao thấp nóng lạnh mà không khó như em Hường (Em này mà không kích có khi 10 năm không ra hoa).
D. Mà thôi, bác nào thực sự muốn làm nghệ nhân và có quan hệ nhiều –> rộng thì em chia sẻ cho. KHÓ.
3. Cách chăm, tưới.
Mô phỏng đúng môi trường tự nhiên lan sinh sống, nếu lan không ra hoa, em xin bỏ cmn nghề lan.
Em thấy có nhiều chị nói lan nhà, chị toàn đẻ con mà không thấy hoa đâu hết. Tôi tới quan sát thì thấy giàn, tiểu khí hậu, phân tro đúng hết mà chỉ có mỗi 2 cái sai nhỏ. Đó là chị rất thích CẦM VÒI và để em ở CHỖ KÍN (tối, mát). Lúc em nó cần ngủ nghỉ thì cứ cầm vòi làm em nó không ngủ được, lại không đủ nắng thì ra hoa bằng NIỀM TIN à!!!
A. Đa số thân thòng như Giả Hạc, Long Tu, Trầm và mấy em khác như Ý Ngọc, Đùi Gà, Kèn… thì có thời gian ngủ khoảng 45-50 ngày, mấy em này khi ngủ sẽ từ từ TUỘT HẾT lá.
Thôi, ví dụ cụ thể đi:
Long Tu của Việt Nam nở tết. Vào khoảng đầu tháng Mười Âm lịch, ngừng tưới nước cho đến khi nó rụng hết lá, nếu cách Tết 45 ngày mà cây vẫn chưa rụng hết lá thì nên vặt hết lá đi và vẫn để khô như vậy cho đến cuối tháng 11 Âm lịch bắt đầu tưới nước trở lại, sau 10-15 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới. Muốn làm được như vậy thì ta phải trồng cho nó thật xanh tốt, giả hành dài và mập. (Bác nào không biết cách trồng và bón phân thì kéo lại kiếm bài Bón Phân và Trồng thòng nhé, 2 bài này mỗi bài cũng gần 1k (1000) lượt chia sẻ rồi) Oh yeah!
Năm ngoái, cùng 1 lô long tu, tôi đã thí nghiệm làm cho em nó ra hoa chênh nhau 40 ngày. Tôi để vài giò sau khi trụi lá khô luôn (KHÔNG TƯỚI), cho nó NGỦ SÂU, để chỗ mát lạnh nhất trong vườn, tới khi nụ bung ra tôi mới tưới để giả hành nó căng lên 1 chút để hoa lâu tàn hơn. Em nó nở vào đầu tháng 2 âm của năm sau. Còn mấy chục giò sau khi trụi lá, tôi bắt đầu tập trung tưới đẫm, treo chỗ nắng. Giò nào đẫm nhất (ngày 2 lần tưới) nở trước cả ngày ông Táo về trời, còn giò nào tưới ngày 1 lần thì nở trúng tết. Giò nở sớm nhất và muộn nhất cách nhau 40 ngày.
Cách ép lan nở tết là vậy. Còn ví dụ GIẢ HẠC HÈ muốn ép nở tết cũng được, nhưng không nên làm thế, cây sẽ yếu, hoa nhanh tàn (có khi sai hoa và hoa đậm hơn), muốn làm được điều này phải có sự chuẩn bị trong 2 năm. Xin phép không chia sẻ, bí kíp này phải có tí mồi và tí cồn mới được.
Nhớ nhé các chị! Lan nó cần ngủ, đừng tưới nhiều vào mùa khô (mùa thu đông). Căn nước sao cho giả hành không quá teo tóp và rễ không bị chết khô là được.
Từ 1 em Long Tu các bác cứ thế mà suy ra các em kia tương tự thôi (đặc biệt là Giả hạc cực kỳ giống), quan trọng là phải biết em nó ra hoa thời gian nào mà CẮT NƯỚC (NGƯNG CẦM VÒI) cho hợp lý.
Lưu ý: Giai đoạn này tuyệt đối không xịt nước vào giả hành, chỉ xịt vào rễ và giá thể.
B. Họ nhà Dendro mà thích đứng hiên ngang như mấy em Kiều (Thủy Tiên), Vảy Rồng, Dendro công nghiệp, họ nhà CÓ LÔNG (Dendro Kontum, Thanh Bạch Hạc, Trinh Bạnh, Nhất Điểm Hồng Hoàng…) thì thực tế là không TUỘT lá, tuy nhiên em nó vẫn cần nghỉ.
Tôi đã có lần đi tầm lan vào dịp tết, thấy bụi kiều chi chít hoa, nhưng thân em nó teo tóp lại. Có khi gặp bụi Long Tu, Hàm Long thân cũng tóp sờ teo lại, nhưng hoa thì quá chừng chừng.
Suy ra là, bản năng duy trì nòi giống, nó cảm thấy thiếu nước quá nguy hiểm, cần phải nở hoa tạo hạt để nếu có khô chết cũng không tiệt tự tiệt nọc. Vì thế em nó bung hoa.
Thường thì khi các bác chơi tại nhà có vài chục tới vài trăm giò, ngày nào cũng BẮC VÒI XỊT cho sướng cái tay, vì các bác treo lan không có quy hoạch lẫn lộn lung tung hết lên, ngày nào cũng được MÂY MƯA, các em sướng quá ĐẺ 1 ĐỐNG CON cho các bác, sao mà ra hoa được.
Cụ thể tí nhỉ:
Vảy rồng nở thường là tháng 2-4 âm lịch (trừ vảy rồng Lâm Đồng nở trúng tết) Vậy các bác cắt nước từ tết cho em, không tưới luôn (nếu tiểu khí hậu quá kém thì 10 ngày phun nước dạng sương 1 lần vào GỐC), khi thấy nhú nụ thì tập trung tưới hết cỡ cho em, vì khi này giả hành bị tóp teo lại, tưới để nó căng lên 1 chút, khi đó hoa sẽ bền hơn được xíu. Còn muốn hoa lâu tàn thì nụ chuẩn bị nở lại ngừng tưới nhé. (Kéo lại 7 bài kiếm bài GIỮ HOA LÂU TÀN của em đọc nhé).
Kiều cũng rứa mà làm. Ví dụ Kiều Tím khó hoa đi! Thường thì em nó nở vào tháng 3-8 âm lịch. Ví dụ tháng 7 Âm Lịch đi cho cụ thể nha. Từ tháng 5 các bác dừng tưới, để khô hoàn toàn cho giả hành tóp lại 1 xíu lại phun tí nước vào gốc cho đỡ khô chết rễ, sau đó lại để khô (trung bình 10 ngày 1 lần xịt nước, ít thôi nhé) làm như vậy khoảng 2 tháng là thấy nụ nhú ra. Khi nụ nhú đều và nhiều đủ số lượng, thường thì nụ nhú được 1cm, các bác tập trung tưới ngày 2-4 lần cho giả hành nó căng lên, sau đó lại ngừng tưới và chơi hoa….
Vụ này mà không có khu mái hiên hoặc nhà nilon thì hơi khó, mà lắp tưới tự động cho cả vườn thì lại càng khó… Ép cho cố mà dính 1 trận mưa thâu đêm thì thôi xong.
C. Sóc, Cáo, Chồn, Nghinh Xuân (Ngọc Điểm)….
D. Catlaya…
4. NẮNG
5. PHÂN
6. THUỐC KÍCH HOA
7. Ăn Rùa, 502, …
Theo Nguyễn Ngọc Hà
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033