Chat hỗ trợ
Chat ngay
KỸ THUẬT TRỒNG LAN

CÁCH BÓN PHÂN CHO LAN TỪ KHI CẤY GHÉP TỚI GIAI ĐOẠN RA HOA

Posted On October 1, 2020 at 5:04 pm by / No Comments

Một trong những quy trình quan trọng nhất của việc trồng và chăm sóc lan đó là bón phân cho lan. Bón phân giúp cung cấp cho cây đầy đủ các chất dinh dưỡng để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy trình sử dụng phân cho các giai đoạn phát triển của lan. Giai đoạn này kéo dài từ khi mới mua lan về cho tới khi thúc đẩy lan phát triển mập thân và chiều dài.

Image for post

Bón phân cho lan rất quan trọng

Khi sử dụng phân bón cho lan, các bạn nên tiến hành một cách đơn giản và đem lại hiệu quả cao nhất, tránh mất nhiều thời gian. Quy trình này quan trọng nhất là xác định thời điểm và cách bón phân cho lan như thế nào?

  • 1. Khi mới ghép lan

Khi chúng ta mua lan về (thường là mua online trên mạng gửi qua đường bưu điện về) do vận chuyển khoảng 3 ngày nên sảy ra tình trạng lá héo. Các bạn tiến hành sử lý và đưa vào chậu trồng.

Sau khi sử lý giống và đưa lan vào giá thể trồng lan. Đây là giai đoạn hồi phục lan, tránh trường hợp cây bị mất sức do quãng đường vận chuyển xa. Lan mới trồng, các bạn nên để cây ở những nơi có độ thoáng mát cao giúp cây hồi phục tốt nhất. Ở giai đoạn này chúng ta chưa nghĩ đến việc bón phân mà chúng ta chỉ sử dụng một số chất vitamin. Bón vitamin giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục và kích thích bộ rễ lan phát triển.

Chuẩn bị

  • Sử dụng B1: Giúp kích thích và điều hòa tăng trưởng.
  • Superthrive: Có chức năng kích thích tăng trưởng.
  • Roots 2: Đây là thuốc kích rễ cho lan.

Đây là một số sản phẩm hóa học giúp lan phục hồi nhanh, hạn chế tình trạng rụng lá kích thích vây ra rễ và phát triển.

Cách thực hiện

Cho 1–2 giọt Roots 2, 5 giọt B1, 1 đến 2 giọt Superthrive vào 1 lít nước sau đó hòa tan và tiến hành phun cho lan. Lưu ý: Không được lạm dụng Superthrive, sử dụng định kỳ 1 tuần/ lần.

Image for post

B1 giúp kích thích bộ rễ phát triển

2. Giai đoạn bón dưỡng

Sau thời gian khoảng 3 tháng, lan bắt đầu phát triển được, các lá đã căng, xuất hiện một số mầm và rễ mới. Đến giai đoạn này, chúng ta vẫn sử dụng và duy trình dung dịch như ở giai đoạn mới cấy ghép. Tuy nhiên cần giảm mật độ phun, khoảng 2–3 tuần/ lần.

Giai đoạn này chúng ta bắt đầu bón thêm phân chì cho lan. Trên thị trường có rất nhiều loại phân chì tan chậm, tuy nhiên bạn nên sử dụng phân Hi — Control với hàm lượng 14 x 13 x 13 của Nhật. Loại phân này có tốc độ phân hủy chậm khoảng trên 6 tháng. Phân này có hàm lượng không được cao, tuy nhiên chúng lại rất ổn định trong một thời gian dài.

Cách thực hiện

Ta bón phân cho hoa phong lan ở ngoài phần gốc khoảng 10–15 hạt/ gốc.

Lưu ý:

  • Bón phân xa gốc lan, do đây là giai đoạn đầu, bộ rễ chưa phát triển nếu bón sát gốc có thể làm chết sót cây.
  • Cho lan ăn phân theo kiểu gián tiếp chứ không bón trực tiếp. Nghĩa là để phân xa gốc, khi tưới nước thì phân sẽ tan một phần và từ từ ngấm vào giá thể. Khi rễ lan phát triển chúng bám vào giá thể và lấy phân từ giá thể đó.

Đây là giai đoạn hai, chúng ta sử dụng phân chì tan chậm để bổ trợ cho cây. Tiếp theo chúng ta đến giai đoạn 3, giai đoạn thúc để giúp cây phát triển thân to và mập.

Image for post

Phân Hi — Control của Nhật rất tốt cho lan bón dưỡng

3. Giai đoạn bón thúc

Giai đoạn này bắt đầu vào khoảng tháng 7–11, giai đoạn này lan rất cần bổ trợ phân để phát triển chiều dài thân.

Sử dụng phân bón lá dành cho những cây đã phát triển ổn định có bộ rễ lớn. Tuyệt đối không bón thúc cho những cây mới ghép, bộ rễ chưa có, lá nhăn yếu. Bởi, bổ trợ phân nhưng trạng thái cây còn yếu và chưa lấy được chất dinh dưỡng cũng bằng không.

Phân bón trong giai đoạn này cần có hàm lượng đạm rất cao. Đạm giúp thân lan phát triển to, mập và phát triển về độ dài. Nên chọn loại phân có hàm lượng đạm cao hơn lân và kali. Bởi giai đoạn này lân và kali chỉ có tác dụng bổ trợ giúp kích thích bộ rễ phát triển. Một trong những loại phân bón lá cho lan tốt nhất ở giai đoạn này là Acidifier với hàm lượng NPK là 30 x 10 x 10.

Trước khi bón phân cho cây, chúng ta nên quan sát cây lan thấy chúng đã ổn định và phát triển. Một số cây lan vẫn phát triển nhưng phát triển chậm. Tuy nhiên, một số cây lan sau khi cấy ghép một thời gian thấy nó phát triển chững lại và không phát triển nữa. Khi đó, rất có thể cây hoa phong lan của bạn đang bị ngộ độc. Trong trường hợp này, các bạn sử dụng Vitamin B12 hoặc dịch nha đam để giải độc cho cây trước.

Image for post

Cách xử lý lan bị ngộ độc như thế nào?

Cách sử lý cây bị ngộ độc

Sử dụng 2 ml/ 1 lít nước, phun cách nhau 3 ngày/ lần và phun khoảng 3–4 lần. Sau khi giải độc cho lan xong chúng ta mới quay lại bước bón thúc cho cây hoa lan bằng phân bón lá. Tránh trường hợp cây đang bị độc mà chúng ta lại cho cây ăn phân sẽ gây phản tác dụng.

Lưu ý:

  • Khi bón phân cho lan bằng phân bón lá để kích thích quá trình tăng trưởng cần chú ý gì? Những phân này đa phần sử dụng trong nông nghiệp nên khi sử dụng cho hoa lan, bạn nên giảm 50% liều lượng.

Cách bón dưỡng cho lan

Đây là quy trình chung mà trước khi cho lan ăn phân chúng ta cần làm gì? Thời điểm, khung giờ nào trong ngày bón phân tốt nhất? Trước khi bón phân cho lan chúng ta phải thực hiện những gì? Hãy tiếp tục tìm hiểu các bạn nhé!

Tiến hành tưới qua cho lan. Tưới qua với lượng nước vừa phải như phun sương, sau đó để khoảng 15 phút rồi tiến hành phun phân bón lá cho cây.

Thời điểm bón phân: Thường chúng ta tưới cho lan vào buổi sáng sớm và chiều muộn. Theo nguyên tắc, nếu muốn cho lan hấp thụ được lượng phân nhiều nhất, trong thời gian dài nhất thì nên tưới vào buổi sáng. Sáng sớm chúng ta tiến hành tưới nhẹ nước sau đó mới phun phân cho cây. Đây được coi là thời gian tốt nhất để tưới. Bởi sau một đêm, cây lan đang háo nước và được tưới một lượng nước vừa phải. Sau đó được bổ trợ phân, thời điểm ban ngày và cây đang háo nên sẽ hấp thụ phân tốt nhất.

3. Giai đoạn cuối

Đây là giai đoạn cây lan chuẩn bị thắt ngọn (thời gian khoảng cuối năm). Tùy vào mỗi loại hoa lan mà thời điểm thắt ngọn khác nhau. Do đó, các bạn cũng phải xác định được thời gian thắt ngọn thông qua quan sát hằng ngày.

Vào trước thời điểm thắt ngọn, các bạn nên bổ trợ cho lan loại phân giảm đạm, tăng lân và kali. Giúp cây lan hoàn thành quá trình bón thúc và chuẩn bị cho mùa hoa tới sẽ đảm bảo hơn. Có nghĩa là chúng ta bổ trợ đạm giảm, tăng lân và kali để bổ trợ cho mùa hoa. Giúp cây tích lũy được lượng phân sau mùa nghỉ, thì chất lượng hoa, tỷ lệ đậu hoa sẽ cao hơn.

Trên đây là một quá trình bón phân cho lan từ khi chúng ta mua cây giống về cấy ghép cho tới khi lan nở hoa. Chúc các bạn thành công!

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033