LAN HÀI SLIPPER ORCHID – GIỐNG PHRAGMIPEDIUM
Hầu hết chúng đều được đánh giá là rất đẹp không khác gì các loài thuộc giống Paphiopedilum và chúng cũng có cấu trúc thực vật cũng như hoa tương tự, Phragmipedium sinh trưởng ở vùng Trung và Nam Mỹ.
Có tổng cộng 14-22 loài thuộc về giống Phragmipedium. Tất cả đều được giải thưởng bởi những người say mê trồng lan hài trong nhà kính. Hầu hết chúng đều được đánh giá là rất đẹp không khác gì các loài thuộc giống Paphiopedilum và chúng cũng có cấu trúc thực vật cũng như hoa tương tự, Phragmipedium sinh trưởng ở vùng Trung và Nam Mỹ.
Những lá màu xanh làm thành cái quạt đã tô điểm cho cây lan. Lá được hình thành trên cái thân cực kỳ ngắn. Cũng giống như Paphiopedilum, cuống hoa xuất phát từ giữa phần gốc của lá mới nhất. Những vòi hoa của giống Phragmipedium liên kết với nhau và cho ta thấy tất cả các loài thuộc giống này đều có nhiều hoa. Ngoại trừ Phragmipedium caudatum và con cháu của nó trong cùng chi Phragmipedium có 3-4 hoa nở cùng một lúc, còn lại nói chung là chúng nở liên tiếp, mặc dù những bông hoa ra trước vẫn chưa tàn tới khi nụ hoa gần nó nhất nở ra. Thông thường có 3-7 hoa trên một nhánh hoa. Kích thước của hoa có quan hệ tới kích cỡ của cây lan. Thường thì các bông hoa nở trên nhánh hoa cao từ 15 cm đến 1 m.
Lá của Phragmipedium được chia làm ba nhóm: nhóm lá lớn với màu xanh vừa phải, nhóm lá nhỏ hơn với màu xanh vừa phải, thuôn hơn, và nhóm có lá giống cây cói túi có màu xanh đậm. Không có nhóm nào có lá khảm (đốm). Loài có lá tạo dáng cái quạt nằm trong số loài lá lớn trong phạm vi 40-70 cm. Loài lá nhỏ đạt tới hình cái quạt chỉ đạt 30 cm hoặc ngắn hơn. Lá trong phạm vi giống Phragmipedium đều dầy, gấp nếp và mọc thành hai hàng.
Thói quen của giống Phragmipedium là thích hợp với vùng núi đá (thạch lan) hoặc là lan biểu sinh sinh trưởng ở vùng có nhiều mùn. Cách trồng giống này cũng tương tự như giống Paphiopedilum, sự khác nhau chủ yếu là Phragmipedium thích nghi với môi trường giầu acid pH và nhu cầu dinh dưỡng cũng nhiều hơn. Những yếu tố như ánh sáng và nhiệt độ đối với Phragmipedium cũng rất tương xứng như các yếu tố đó dành cho Paphiopedilum (sẽ nói rõ ở chương 2).
Vào thế kỷ 19 người ta đã bắt đầu lai tạo giống Phragmipedium ngay vào thời điểm các giống lan lai từ Paphiopedilumra đời, mặc dù lúc đó người ta mới thực hiện việc lai tạo thế hệ một và thế hệ hai chứ chưa có những loài lai phức hệ như so với Paphiopedilum. Cho đến thời điểm này cũng chưa rõ có sự khác nhau lớn về gien nào không, sự quy nạp đa bội khá khó khăn, và cũng có thể là bất khả thi đối với những nhà lai tạo, nhưng sự chậm trễ là hiển nhiên và ngày nay người ta quan tâm rất nhiều đối với giống này.
Giữa sự thụ phấn và thụ tinh của Phragmipedium cũng giống như Cypripedium đều có độ trễ. Sự tự thụ tinh, sự tự thụ tinh trong bản thân những nụ hoa chưa nở cũng như sự mất khả năng tự sinh sản và những trở ngại trong việc sinh sản nếu có xuất hiện, thì nhìn chung là chỉ xảy ra trong phạm vi giống này.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033