Chat hỗ trợ
Chat ngay
KIẾN THỨC VỀ LAN

LAN HÀI HỒNG – PAPHIOPEDILUM DELENATII

Posted On September 26, 2020 at 9:23 am by / No Comments

Lan hài hồng được đặt tên cho một binh sĩ người Pháp tìm thấy cây lan này vào năm 1913. Với cánh hoa gần tròn, mặt trong màu hồng nhạt, mặt ngoài có nhiều chấm màu hung đỏ, có lông thưa ngắn ở cả hai mặt.

 

Tên Việt Nam:  Lan hài hồng
Tên Latin: Paphiopedilum delenatii
Đồng danh:  Paphiopedilum delenatii Guillaum. 1925. Cypripedium delenatii (Guillaum.) C.H. Curtis, 1931.
Họ: Phong lan Orchidaceae
Bộ: Phong lan Orchidales
Lớp (nhóm): Lan đất

Mô tả:

Cây mọc thành bụi nhỏ trên các hốc đá ẩm. Lá dài 8 – 11cm, rộng 3 – 4cm, xếp 2 dãy, hình thuôn dài, mặt trên màu lục thẫm, mặt dưới nhạt hơn, có nhiều chấm màu tía. Cụm hoa dài 20cm, có 1 – 2 hoa, cuống màu lục, có chấm đỏ và lông thưa. Lá bắc 2, hình bầu dục, dài 1,2 – 1,5cm. Hoa màu hồng, đường kính khoảng 8cm.

Lá đài trên hình trứng, đều nhọn, mép hơi cuộn, dài 3cm, rộng 4cm, mặt trong màu hồng nhạt, có lông ngắn, mặt ngoài có nhiều chấm đỏ. Lá đài dưới gống lá đài trên về hình dạng nhưng lớn hơn một chút, ngắn hơn môi. Cánh hoa gần tròn, dài 3 – 4cm, rộng 2,4 – 3,5cm mặt trong màu hồng nhạt, mặt ngoài có nhiều chấm màu hung đỏ, có lông thưa ngắn ở cả hai mặt.

Cánh môi màu đỏ tươi, hình trứng cầu, dài 2,5 – 3,8cm, miệng hình bầu dục, mép cuốn vào trong, có lông ngắn ở gốc. Nhị lép màu tím đỏ với một vệt rộng màu vàng tươi ở đỉnh, màu trắng ở gốc, hình thoi, dài 1,5cm, đầu tròn, mép có lông.

Sinh học: Mùa hoa vào tháng 2 – 3. Tái sinh bằng hạt và chồi.

Nơi sống và sinh thái: Mọc rất rải rác dưới tán rừng mưa nhiệt đới thường xanh mưa mùa ẩm, ở vùng núi đá, chịu hạn khá tốt.

Phân bố:

Loài đặc hữu của Việt Nam, mới chỉ gặp ở điểm lấy mẫu chuẩn thuộc tỉnh Khánh Hoà (Nha Trang) và một điểm thuộc phía bắc nhưng không rõ địa danh.

Giá trị:

Nguồn gen qúy, hiếm và độc đáo để lai tạo với một số loài lan hài khác tạo ra các dạng lan hài đẹp có ý nghĩa về khoa học và kinh tế. Đã được các chuyên gia về thực vật và các nhà bảo vệ môi trường quan tâm, được CITES (công ước quốc tế về buôn bán động thực vật có nguy cơ bị tuyệt chủng) ghi nhận.

Tình trạng:

Mức độ bị đe dọa: Bậc T.
Đề nghị biện pháp bảo vệ:
Bảo vệ loài trong tự nhiên, không chặt phá. Cần gấp rút đưa về trồng để giữ nguồn gen qúy hiếm. Điều tra thêm về nơi phân bố và tình trạng.

 

Welcome to Viet Nam Creatures Website

Nguồn Sinh vật rừng Việt Nam

Đặc điểm nhận dạng:

Cỏ lâu năm, có 5 – 7 lá thường mọc chùm. Lá hình thuôn – bầu dục, cỡ đến 11 x 4 cm, mặt trên loang lổ các khoang màu lục nhạt và màu lục thẫm, mép có lông ở gần gốc, mặt dưới màu vàng nâu với nhiều chấm hay khoang màu tía. Cuống cụm hoa dài đến 22 cm, thường mang 1 (- 2), rất ít khi 3 hoa. Lá bắc hình trứng – bầu dục, cỡ 1,2 – 1,5 x 1 cm, có lông ngắn. Hoa thường màu hồng nhạt với môi màu hồng tía hay tía – hồng, rộng đến 8 cm; dạng hoa màu trắng gặp rất ít. Lá đài ở gần trục hoa hình trứng, cỡ 1,7 – 3,5 x 1,8 – 2,5 cm; lá đài kia cũng hình trứng, cỡ 1,9 – 3 x 1,4 – 2,9 cm; cánh hoa hình bầu dục rộng, cỡ 3 – 4,2 x 2,4 – 3,8 cm; môi gần hình cầu, cỡ 2,5 – 3,8 x 2,5 – 3 cm, mép cuốn vào trong và có lông; nhị lép hình trứng, cỡ 1,4 – 1,7 x 1,3 – 1,6 cm, có lông mép; bầu dài đến 5,5 cm, có lông cứng và nhiều chấm màu tía.

Sinh học và sinh thái: Mùa hoa tháng 12. Tái sinh bằng hạt. Mọc rải rác dưới tán rừng nguyên sinh rậm thường xanh nhiệt đới mưa mùa cây lá rộng, trên núi đá granít, ở độ cao 750 – 1300 m, trong các khe nứt hay hốc đá ẩm, ít đất ở các vách dốc đứng gần suối.

Phân bố:

Trong nước: Khánh Hòa (Khánh Vĩnh: sườn núi Hòn Giao) và ở ranh giới với Lâm Đồng.

Thế giới: Chưa biết.

Giá trị: Loài đặc hữu rất hẹp của phần nam dãy núi Trường Sơn. Loài cây làm cảnh rất quý, được trồng từ lâu vì có hoa đẹp duyên dáng, hài hòa với toàn bộ cây. Dạng hoa hoàn toàn trắng với đốm vàng nâu ở giữa nhị lép và lá màu vàng lục nhạt không có chấm tía (chỉ gần đây mới đôi khi gặp trong tự nhiên), có giá trị lớn trong việc lai tạo các dạng Hài đỏ mới.

Tình trạng: Loài vốn có khu phân bố rất hẹp và nơi cư trú bị chia cắt rải rác, lại bị thu ồ ạt để xuất khẩu lậu qua biên giới đến vài tấn vào giữa những năm 90 của thế kỷ XX. Ngay từ cuối những năm 1990 đã bị lâm vào tuyệt chủng một cách trầm trọng. Một số rất ít cây còn sót lại rất rải rác ở các khe núi khuất và cao cũng khó thoát khỏi nguy cơ bị tận thu.

Phân hạng: CR A1c,d+2d, B1+2b,c,e.

Biện pháp bảo vệ: Loài đã được ghi trong Sách Đỏ Việt Nam (1996) với cấp đánh giá “bị de dọa” (T) đã liệt kê vào Phụ lục 1 của công ước CITES và Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng quý, hiếm (nhóm 1) của nghị định số 32/2006/ NĐ – CP ngày 30 tháng 3 năm 2006 để nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại. Bảo vệ trong Khu bảo tồn thiên nhiên Bì Đúp, trong đó có núi Hòn Giao. Cần nhân rộng việc gieo ươm để vừa tạo nguồn cây làm cảnh đồng thời bảo vệ nguồn gen.

Tài liệu dẫn: Sách đỏ Việt Nam năm 2007 – phần thực vật – trang 458.

Có lẽ rất ít người dân xứ hoa đào (Đà Lạt) không biết đến loài lan Hài nổi tiếng với những câu chuyện tình lãng mạn nhất về loài hoa Lan ở Việt Nam. Đây là loài hoa lan đặc hữu rất hẹp và chỉ mọc trên các dãy núi cao quanh năm sương mù ở cao nguyên miền trung như Lâm Đồng, Khánh Hòa và phải mãi đến đến năm 1922 nhà thám hiểm Poilane mới chính thức tìm lại được ở Khánh Hòa và mang về Pháp để mô tả và công bố vào năm 1924. Lan hài hồng được đặt tên cho một binh sĩ người Pháp tìm thấy cây lan này vào năm 1913. Với cánh hoa gần tròn, mặt trong màu hồng nhạt, mặt ngoài có nhiều chấm màu hung đỏ, có lông thưa ngắn ở cả hai mặt. Cánh môi màu đỏ tươi, hình trứng cầu, miệng hình bầu dục, mép cuốn vào trong, có lông ngắn ở gốc nhìn như chiếc hài xinh đẹp của nàng Tấm được bà tiên ban tặng để tìm một nửa kia của mình.

hoa lan hài hồng chậu f12 - hong

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033