KINH NGHIỆM TRỒNG ĐỂ CÂY HỒ ĐIỆP PHÁT TRIỂN TỐT NHẤT
Bạn đừng nghĩ rằng lan hồ điệp mình trồng ở nhà cũng giống như lan hồ điệp rừng rồi cứ để mặc kệ chúng ngoài mưa nắng. Chúng đã là hàng công nghiệp rất dễ bệnh đốm nâu, thối mềm do vi khuẩn khi gặp mưa.
Không ít bạn trồng lan nghiệp dư như mình băn khoăn tại sao cũng chăm sóc lan hồ điệp của mình rất “kỹ”, “cưng như trứng, hứng như hoa”, nhưng chẳng hiểu sao cây tươi tốt thì ít mà “cây buồn bã rồi ra đi” thì nhiều. Do đó, blog xin tổng hợp lại một số kinh nghiệm của các tiền bối, anh chị có nhiều kinh nghiệm trồng hồ điệp chia sẽ trên diễn đàn Dalatrose cùng các bạn!
Trong bài viết trước đó: Mẹo chăm sóc lan hồ điệp, chúng tôi đã đề cặp đến 1 số vấn đề về nấm bệnh trên lan hồ điệp. Thì ở bài viết này nêu lên 1 số kinh nghiệm nho nhỏ giúp các bạn hiểu thêm về đặc tính của cây lan hồ điệp:
Cây cần có nắng buổi sáng là tốt nhất, từ sáng sớm đến khoảng 10h. Thiếu hoặc ít nắng thì hồ điệp sẽ ra ít hoa, thường chỉ 10-12 hoa trở xuống.
Bạn đừng nghĩ rằng lan hồ điệp mình trồng ở nhà cũng giống như lan hồ điệp rừng rồi cứ để mặc kệ chúng ngoài mưa nắng. Chúng đã là “hàng công nghiệp” rất dễ bệnh đốm nâu, thối mềm do vi khuẩn khi gặp mưa.
Vị trí trồng lan hồ điệp là chổ thoáng gió, có gió thổi vào, có nơi hướng gió đi ra.
Khi tưới nước cho hồ điệp phải dùng vòi phun sương. Nếu áp lực nước mạnh và tưới thường xuyên vào ngọn sẽ làm cho cây hồ điệp sớm muộn gì cũng chết.
Hồ điệp rất dễ mẫn cảm với việc thay đổi môi trường sống quá đột ngột thì hiện tượng rớt lá chân dễ xảy ra. Ví dụ:
Thường xuyên bị thay đổi chổ trồng trong vườn (sáng để trước nhà, chiều dời ra phía sau nhà)
Chế độ tưới nước thất thường, lúc thì để cây quá khô, lúc thì ẩm quá.
Tùy tiện cắt bỏ rễ này hay rễ nọ của cây hồ điệp (dẫn đến tình trạng rụng lá giữa)
Hồ điệp rất “nhạy cảm” với thuốc trị nấm bệnh và phân bón các bạn nhá. Nồng độ sử dụng khi phun trên lan hồ điệp phải thấp hơn khuyến cáo trên bao bì nhiều. Nhiều trường hợp dùng đúng với chỉ định trên bao bì thì sau vài tuần phun thuốc, đã xuất hiện tình trạng rụng lá chân hay các lá giữa.
Đặc biệt chú ý việc phun thuốc ngừa định kỳ rầy, rệp và nhện đỏ. Một số loại thuốc phòng trừ rầy, rệp, nhện đỏ như: Supracide, Nissuran, Bipimai 150EC hoặc các loại thuốc trừ sâu nội hấp khác
Supracide dù có mùi khá hôi, nhưng khá hiệu quả trong phòng trừ rầy, rệp, nhện đỏ.
Nồng độ sử dụng khi phun: từ 1.5-2 ml /lít nước.
Tần suất phun thuốc như sau: Phun thuốc lần 1, 3-4 ngày phun thuốc lần 2, 1 tuần lễ sau phun lần 3, phun toàn bộ thân cây và hai mặt lá.
Phun thuốc ngừa nấm bệnh:
Mùa mưa, 1 tháng phun 1 lần
Mùa ít mưa 45-60 ngày phun một lần tùy vườn.
Hy vọng bài viết này cung cấp thêm cho các bạn trồng lan hồ điệp nghiệp dư nhiều thông tin hữu ích nhằm giúp những cây hồ điệp yêu quí của các bạn ngày càng xanh tốt và nở hoa thật đẹp ./.
Nguồn: tổng hợp các bài viết của CULANLUASG và một số thành viên khác trên Dalatrose
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033