KỸ THUẬT CHĂM SÓC LAN THANH HẠC
Lan hoàng thảo Thanh Hạc có tên khoa học Dendrobium cruentum – loài lan rừng phân bố ở vùng đồi núi là giống lan rừng đặc trưng của Ma Bó Lâm Đồng.
Lan Thanh Hạc mọc trên những cây cao ở sườn núi có gió. Chúng cũng được phát hiện tại Tà Năng Lâm Đồng và dãy núi cao của một số tỉnh Tây Nguyên khác.
Một số đặc trưng cơ bản của lan hoàng thảo Thanh Hạc
Hoa nhựa cánh sáp, có mùi thơm rất nhẹ, nở thành từng bông trên thân rất lâu tàn .
Phân bố ở dãy núi cao, có gió mạnh, ưa khô ráo thoáng mát.
Chúng thuộc loại thân lông, thân của chúng được bao phủ một lớp lông đen dày.
Ngoài Dendrobium cruentum ta còn có nhiều giống khác, đáng kể nhất là Dendrobium suzukii được phát hiện ở Việt Nam sau đó người Nhật mua về mang tên Nhật là Dendrobium suzukii.
Chăm sóc lan Thanh Hạc
Ngoài cung cấp dưỡng chất cần thiết, lan Thanh hạc còn có một số điều kiện khắt khe khác để cây sinh trưởng phát triển.
Vườn lan phải thoáng mát, có gió, gió nhẹ liên tục thì rất tốt, nên treo chỗ quang đãng trong giàn. Lan thanh hạc thích sống nới có bóng râm một phần ánh sáng vào khoảng 60% là tốt nhất, và nhiệt độ trung bình cao trong mùa hè từ 25-32 độ C, nhiệt độ có thể thấp hơn trong mùa đông và chúng cần độ ẩm cao từ 70-80%. Lan Thanh Hạc ưa khô ráo. Lan thanh hạc cần tưới nước thường xuyên từ mùa xuân đến mùa thu (nhưng cần chú ý: chờ cho khô trước khi cho nước một lần nữa). Đến mùa đông thì chúng cần rất ít nước, chỉ tưới để giử thân lan thanh hạc không bị quá teo tóp. Loại nước để tưới cho lan thanh hạc thì nước mưa là tốt nhất.
Giá thể tốt nhất để trồng là vỏ Thông hoặc gắn chúng lên thân gỗ.
Vào mùa hoa cần cung cấp nhiều Kali để bông hoa thể hiện hết phẩm chất của mình – Sai hoa, bông to bông đậm màu.
Còn 1 loại lan khác rất giống với lan thanh hạc, có tên khoa học: Dendrobium suzukii. Bạn xem hình bên dưới để thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa 2 loại lan này.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033