CHIA SẺ KINH NGHIỆM TRỒNG LAN TRÊN SÂN THƯỢNG
Trên sân thượng thừa nắng, thừa gió, nóng, khô…nói chung không phải nơi lý tường để trồng lan, vậy muốn khắc phục phải làm thế nào, mời mọi người chia sẽ kinh nghiệm cùng tác giả.
Các thành phố tình hình chung đất chật người đông, không gian chật hẹp, muốn trồng cây gì đều phải tính toán,giải pháp hay nhất là lên sân thượng lập giàn, nhà ai có mái tôn thì dỡ mái, che lưới, nhà ai có mái bằng thì đục mái dựng giàn lên trên nóc..v..v…
Công việc đầu tiên và quan trọng nhất cho bất cứ giàn lan nào là phải che lưới, ở dưới đất che một kiểu, một loại lưới, ở trên sân thượng bắt buộc phải che một kiểu khác, loại lưới thưa hay mau dùng cho sân thượng lại phụ thuộc vào vị trí giàn lan, có bị các nhà xung quanh che lấp không, che bao nhiêu mặt,hướng chính là hướng nào? môi trường xung quanh nơi mình sinh sống ra sao?
Kinh nghiệm trồng Lan trên sân thượng
– Thường thì hướng Đông Nam dùng loại lưới thưa hơn Hướng Tây nam, hướng Đông Bắc dùng loại lưới mau hơn hướng Tây bắc, hướng Đông Nam có gió nhiều vào mùa mưa, dùng lưới thưa luôn luôn tạo độ thông thoáng cho vườn
– Hướng Tây nam nắng nhiều vào mùa hè dùng lưới giảm sáng nhiều (70-80%), giảm nhiệt cho vườn
– Hướng Đông bắc gió lạnh rất nhiều ở các tỉnh phía Bắc vào mùa đông, mùa hè thì nắng gay gắt nhất vào lúc trưa cũng phải dùng lưới gảm sáng nhiều (70%), thậm chí mùa đông còn phải che thêm bằng nylon
– Hướng tây bắc ít gió nhưng mỗi khi có gió thì lại là những cơn gió khô, trồng cây ở hướng này phải kỵ những loại đơn thân, chỉ thích hợp với một số loại hoàng thảo
– Sau khi che lưới rồi thì đến công đoạn tạo vùng tiểu khí hậu cho vườn, sao cho nhiệt độ bên trong lưới và ngoài lưới chênh lệch nhau ít nhất từ 3-5 độC, độ ẩm chênh lệch từ 5-10% thì mới đạt yêu cầu tối thiểu để trồng lan
Tạo vùng tiểu khí hậu (tạo môi trường sống) cho vườn cũng có nhiều cách, cách đơn giản nhất là tận dụng tất cả cái gì đựng đựng nước trong nhà, đổ đầy nước vào để dưới mặt sàn để hơi nước bốc hơi tạo không khí mát cho vườn, cũng có thể mua ít thùng xốp đựng hoa quả, hoặc những khay xi măng, bề xi măng dùng trong xây dựng, đổ nước vào hoặc cho thêm ít xỉ than tổ ong(một cục xỉ than đập ra làm 3,làm 4) lẫn với nước, mấy cách này dễ làm, dễ kiếm nhưng có một nhược điểm là nơi nào có nắng nhiều dễ mọc rêu, về nguyên tắc thì càng nhiều rêu càng có độ ẩm cao,nhưng nhìn tổng thể không được mỹ quan cho lắm nên có thể làm theo một cách khác nữa là vẫn với các loại vật dụng như trên chúng ta chỉ bỏ xỉ than vào,đổ nước giữ ẩm vừa phải rồi trồng các loại cây có lá dày, tỏa nhiệt tốt vào, sao cho khi nhìn thấy chúng ta có cảm giác như là dưới mặt đất vậy.
Việc lựa chọn hướng, lựa chọn vị trí đặt cây bố trí thêm các khay nước để tăng độ ẩm là điều không thể thiếu khi trồng lan trên sân thượng
Chọn cây thích hợp để trồng trên sân thượng:
– Trên sân thượng tuy thời tiết khắc nghiệt hơn so với dưới mặt đất nhưng lại có một số ưu thế vượt trội như ánh sáng, tỷ lệ quang hợp,độ thông thoáng hơn nên phù hợp với khá nhiều loại lan như giáng hương, đai châu,vũ nữ, Den công nghiệp, vanda, phần lớn các loại hoàng thảo và đặc biệt với tất cả các loại cattleya
– Về cattleya thì tùy từng vị trí vườn so với điều kiện khí hậu vùng xung quanh có thể treo cao, treo thấp ngang tầm mắt nhìn hoặc để trên giá sắt ngang thắt lưng người, theo thời gian thấy tốc độ cây phát triển như thế nào? Chúng ta sẽ tự điều chỉnh cho phù hợp với độ tuổi của cây, thời kỳ của cây trong năm..v..v…
– Riêng tôi thì phân làm 3 cấp, chưa kể cây mới tách chiết để chế độ riêng
– Giá sắt ngang thắt lưng là tầm thấp nhất là nơi để những cây vừa hết hoa, cần một khoảng thời gian nghỉ, những cây tách chiết rễ mới bám giá thể, những cây chỉ có 2-3 cọng cần độ ẩm cao để nhanh phát triển số lượng, kích cỡ giả hành
Lựa chọn đúng loại cây để trồng cũng là việc quan trọng, thường các giống lan ưa nóng nắng sẽ là lựa chọn cho những tầng trên cùng hoặc những vị trí nhiều nắng, các cây khác trồng tầng thấp hơn
Tầng thứ 2 tôi để ngang tầm mắt nhìn là những cây 4-5 giả hành trở lên, rễ đã bám chặt chậu, cây đang độ phát triển ổn định, khu này mùa hè che thêm một lần lưới vì ở ánh sáng hướng Tây là chủ yếu
Tầng trên cùng chỉ che một loại lưới 70% quanh năm, treo các loại cây đến thời kỳ ra hoa, những cây đã báo mèo, báo nụ, những cây to hơn 10 giả hành
Với các loại lan rừng nguyên bản và một số loại lai gần với hàng nguyên bản tôi cũng xếp theo tầng lớp ,thứ tự trên dưới, trong ngoài tùy theo đặc điểm sinh trưởng phù hợp với yếu cầu quang hợp của từng loại
– Trên cùng,ngoài cùng hướng Tây là các loại Kiếm lá cứng hoa thòng,các loại vanda rừng và lai, một số loại đen lai
– Thấp hơn(ngang tầm mắt nhìn) nhưng cũng ở ngoài cùng hướng Tây là các loại giáng hương rừng và lai
– Ngang hàng với giáng hương nhưng ở giữa vườn là các loại đai châu rừng và lai
– Thấp hơn đai châu là một số loại ưa mát có xuất xứ từ những vùng cao cần độ ẩm nhều như Taay bắc, Tây nguyên
– Dưới tý nữa là các loại hoàng thảo lông đen, các loại lan rừng mới ghép, các loại lan rừng vào mùa nghỉ, trừ các loại hoàng thảo cần cắt nước để khu riêng
– Dưới cùng ngang với khu trồng cây môi trường là hài và một số địa lan
– Tôi chỉ chụp một góc vườn để tham khảo
Cánh phượng để ngoài cũng hướng Tây 100% nắng rễ bám cả vào tường
Den nắng để ngoài cùng hướng Nam rễ cùng bám cả vào tường
Riêng về các loại hoàng thảo, cao nhất là các loại kiều,ngoài cùng hướng Nam 100% nắng là hoàng thảo Thái bình
Dưới cùng là những loại mới ghép
Cuối cùng khu mát nhất,hướng Đông nam, hướng Bắc phải che thêm nylon vào mùa Đông là khu trồng địa lan thực ra địa lan trồng trên sân thượng vất vả hơn dưới đất rất nhiều, bản thân tôi năm qua trồng địa cũng không được tốt lắm vì tuy hướng Đông nam thoáng và mát nhưng nhiều khi mùa hè vào nhũng ngày oi ả và nắng gắt ngay từ lúc sáng sớm nắng cũng có thể làm cháy lá địa lan nếu xung quanh đó thưa cây treo và cây môi trường, những ngày oi nóng cũng rất khó làm dịu đi không khí xung quanh khu trồng địa liên tục nhiều giờ trong ngày trừ phi dùng máy phun sương với tỷ lệ cao hoặc che lưới kín hơn nữa,giảm sang nhiều hơn nữa vào mùa hè may ra mới khắc phục, thôi đành để sang năm điều chỉnh lại vì mới trải qua một năm 4 mùa 8 tiết mới biết được ưu nhược điểm để rút dần ra cách trồng.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033