CÁCH XỬ LÝ MƯA RỒI NẮNG TRONG MÙA MƯA Ở VƯỜN CÂY HOA LAN
Hiện tại, rất nhiều bạn đau đầu vì thời tiết phát triển cực đoan làm ảnh hưởng đến vườn lan của mình. Hy vọng bài viết sau đây sẽ giúp bạn xử lý một số trường hợp.
– Mưa nhiều nhiều giờ, rồi lại nắng gắt: nếu giá thể trồng lan ít giử nước thì nên tăng cường tưới nước dưới nền nhà để bù độ ẩm vườn mất đi đột ngột.
– Mưa nhiều, từ vài giờ, cả đêm, vài ngày: nên nhớ là cây lan có thể sống thủy sinh tốt trong chậu trong vài giờ liền, chỉ cần không để chậu lan ướt (có nước) mãi là được. Chậu trồng lan phải thoát nước tốt, mưa xuống là thoát nước ngay. Chậu lan nên treo cao hơn 50cm so với mặt đất để tránh tình trạng nước bẩn dưới nền văng lên chậu.
– Nắng gắt rồi mưa, mưa có khi rất ít: rất nhiều người sợ vấn đề này, họ gọi mưa đó là mưa Axit, dễ làm thối cây. Thường là sau cơn mưa nhỏ, nhiều người tưới lại nước sạch để rửa nước bẩn trên cây. Tuy nhiên qua chú ý ở vườn lan của mình độ ẩm lúc nào cũng cao (do trồng bằng bột dừa) thì sau cơn mưa nhỏ, vườn lan mình không bị vấn đề gì. Cần rửa sạch nước ở cơn mưa đầu mùa và cuối mùa.
– Mưa nhẹ vài hột rồi thôi: nếu vườn có độ ẩm cao thì không sao. Còn không thì phải rửa lại bằng nước sạch.
Vào mùa mưa rễ lan ra rất nhiều
Tóm lại nếu độ ẩm trong vườn của bạn cao (khoảng 75 – 90%) thì sẽ tránh được sự thay đổi khí hậu đột ngột. Vì cả khu vườn được bao bọc bởi tiểu khí hậu riêng mình.
Cần tưới thuốc trừ nấm (đầy đủ các loại) định kỳ để cây có sức khỏe, đề kháng được bệnh tật.
Nếu cây lan của bạn thấy chồi non phát triển “kinh khủng” to lớn quái dị (to hơn tay cái) thì phải cực kỳ chú ý, nếu không chồi đó rất dễ bị thối. Ta cần giảm nước tối đa, ngưng tưới phân có hàm lượng đạm, tưới phân có hàm lượng Lân và Kali cao (như 6-30-30, Canxi).
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033