NHỮNG HIỆN TƯỢNG VÀ BỆNH THƯỜNG GẶP TRÊN CÂY HOA LAN
Những dấu hiệu bất thường xuất hiện trên lá lan như mảng đen, những đốm tròn mọng nước hay những dấu vết bất thường khác bạn cần chú ý quan sát xem cây lan của mình có phải bị bệnh không. Dưới đây là các dấu hiệu bạn cần chú ý để kiểm tra cây lan của mình.
I. Lá:
1. Lá bị vàng: Điều này là bình thường nếu chỉ có lá già bị vàng, nếu lá non, cổ cây cũng bị vàng và mềm đi, chúng ta phải xem xét các trường hợp sau:
– Cây bị thừa sáng, ta phải che thêm lưới hoặc dùng loại lưới phù hợp hơn.
– Nhiệt độ quá thấp.
– Cây thiếu phân Nitrogen.
– Cây bị hư rễ.
2. Lá bị từng mảng đen:
– Lá bất ngờ bị từng mảng nâu, đen, cây có thể bị dư sáng hoặc sáng trực tiếp, kiểm tra lại lưới.
– Các vết đen không xuất hiện tại các vùng bị chiếu sáng quá mức, cây có thể bị vi khuẩn hoặc nấm. Tách riêng cây bị bệnh, ngưng tưới trong một thơi gian, cắt bỏ lá bị bệnh, dùng thuốc trừ vi khuẩn, nấm xịt cho cây.
3. Giả hành nhăn nheo: đây là một biểu hiện của sự mất nước, gây ra bởi các nguyên nhân:
– Ẩm độ của vườn quá thấp.
– Chế độ tưới không đủ nước.
– Rễ bị hư.
4. Đầu lá bị đen:
– Cây bị dư phân, đặc biệt thường xảy ra với cây địa lan, ngưng tưới phân.
– Có các loại muối kim loại hoà tan trong nước, đem nước đi phân tích và xử lý.
– Cây bị nấm, cắt bỏ chỗ bệnh, xịt thuốc nấm.
5. Xuất hiên những đường sọc, chấm nhỏ mầu nâu trên lá:
– Cây có thể bị nhiễm siêu vi, gửi mẫu tới các cơ sở khoa học xét nghiệm, nếu đúng bị nhiễm siêu vi, cần tiêu huỷ triệt để bằng cách đốt bỏ tránh lây nhiễm cho các cây khác.
6. Xuất hiện những đốm tròn trên lá, đầu tiên màu đỏ nâu sau chuyển qua màu đen:
– Cây bị nấm, lây nhiễm do các vết chích của côn trùng cộng với môi trường vườn ẩm ướt. Giảm độ ẩm xuống, ngưng tưới vài hôm, phun thuốc trừ nấm.
II. Hoa:
1. Hoa bị xấu:
– Nếu hoa bị xấu nhiều lần, do cây bị biến dị , tốt nhất là huỷ cây đó đi.
Hiện tượng hoa bị xấu bất ngờ:
– Nhiệt độ quá cao, ẩm độ quá thấp trong quá trình hình thành và phát triển của phát hoa.
– Hoá chất, thuốc bảo vệ thực vật, phân bón làm tổn thương nụ hoa.
– Sự phát triển bất thường, không đúng qui cách, xảy ra không thường xuyên cũng như không thể giải thích được của nụ hoa.
– Cây bị nhiễm virus, tiêu huỷ cây.
2. Hoa tàn đi rất nhanh, đài hoa, cánh hoa bị khô đi rất nhanh, hoa không thể nở được:
– Không khí bị ô nhiễm.
– Thời tiết thay đổi đột ngột.
– Sư thụ phấn hoa bởi nhiều nguyên nhân.
3. Xuất hiện các đốm tròn trên hoa:
– Xuất hiện những màng đen như mồ hóng, các đốm tròn nâu, đen, hơi hồng trên hoa ngay sau khi hoa nở, cây bị nhiễm nấm, Botrytis, (Từ này không chắc lắm vì không thấy trong từ điển). Giảm độ ẩm của vườn, tăng cường thông gió, loại bỏ các hoa đã bị bệnh ra khỏi vườn.
4. Xuất hiện các vết chích trên hoa:
– Hoa bị tấn công bởi các loại côn trùng, muỗi, bọ trĩ….Phun thuốc malathion.
5. Hoa bị các vết thương, bầm giập:
– Hoa bị tổn thương bởi hoá chât, nhện đỏ.
– Sên và ốc sên , dùng mồi độc để diệt ốc.
– Gián đất, dùng thuốc xịt lên cây, rễ và cả trên đất. Các loại côn trùng này tấn công cả lên rễ cây.
6. Xuất hiện những đốm màu sắc bất thường trên hoa:
– Cây bị nhiễm virus, tiêu huỷ triệt để nếu sự lây nhiễm virus được xác nhận sau khi kiểm nghiệm.
III. RỄ:
1. Cây bị mất rễ: có rất nhiều nguyên nhân và khó chuẩn đoán:
– Dư nước.
– Nấm gây đen rễ, khô rễ, sử dụng thuốc nấm..Aliette, Carbendazim….
– Sên, ốc sên, gián…
– Nước hoà tan quá nhiều muối.
– Giá thể quá cũ, chậu trồng bị hư hỏng, trồng lại bằng giá thể mới.
2. Rễ bị hư hỏng hoàn toàn:
– Rễ xuất hiện các khối đen, nâu nhớt bao phủ, do ẩm độ quá cao, cần để cây khô ráo giữa hai lần tưới.
– Các loại côn trùng ăn rễ. Cần xịt thuốc định kỳ cho vườn lan.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033