Chat hỗ trợ
Chat ngay
KỸ THUẬT TRỒNG LAN

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHĂM SÓC CÂY HOA LAN

Posted On September 23, 2020 at 4:16 pm by / No Comments

Dân gian ta có câu 3 phần giống, 7 phần công để nói lên tầm quan trọng của việc chăm sóc cây trồng, nhất là đối với cây lan vì trồng lan còn theo mùa, chăm sóc, quản lý là một quy trình khép kín. Bài viết dưới đây là một số kinh nghiệm chăm sóc hoa lan bạn nên biết. 

 

1. Ánh sáng

Một số kinh nghiệm chăm sóc hoa lanĐặt tính của lan là ưa ánh sáng, kỵ nóng, thích ẩm ướt, vì vậy tùy vào đặt tính từng loại lan cũng như tùy vào thời tiết từng mùa trong năm mà bạn tiến hành điều tiết ánh sáng ở vườn trồng lan sao cho phù hợp.

Dùng vật liệu xây dựng: Nên đặt cây ở những nơi thoáng mát, có thể che bằng tấm lưới hoặc các mành trúc. Lưới che có các mật độ khác nhau như: 50%, 60-70%, 70-80%, 90%,…. Khi sang hè tùy vào nhiệt đọ mà bạn sử dụng loại màn nào cho phù hợp.

Dùng cây cối: Xung quanh vườn trồng hoặc hướng Tây Nam bạn có thể trồng các loại cây bóng mát hay rụng lá. Dựa theo độ cao và diện tích che bóng mát mà điều tiết ánh sáng. Các giàn giáo che mát có thể làm bằng tre nước, gang thép hoặc cành cây, khúc gỗ điều được, phía trên phủ cây cỏ.

Bổ sung thời gian chiếu sáng vườn trồng: Nếu vườn trồng bị bóng mát hoặc bị che khuất, thời gian chiếu sáng ít, bạn cần áp dụng các phương pháp như phản chiếu hoặc thấp thêm đèn nhằm tăng thêm thời gian chiếu sáng cho vườn trồng. Bạn cũng nên lưu ý là thời gian bổ sung lượng ánh sáng bằng cách thấp đèn chỉ được tiến hành vào ban ngày, nếu chiếu sáng vào ban đem sẽ làm ảnh hưởng về mặt sinh học, lan có thể không nở hoa.

2. Độ ẩm

Một số kinh nghiệm chăm sóc hoa lan– Hoa lan không chịu được không khí lanh hoặc quá nóng, đặc biệt là nóng về đêm. Khi chăm sóc ngoài sử dụng các thiết bị máy lạnh và điều hòa cũng có thể dùng cách thủ công để điều tiết nhiệt độ như lắp thêm quạt, tấm lưới che hoặc lắp thêm hệ thống máy phun sương.

– Lò sưởi tăng nhiệt: Cứ 50m2 trong phòng thì đặt một lò sưởi công suất 1.000W

– Máy điều hòa không khí: Diện tích 50-70m2 đặt 1 máy.

– Bóng điện: Khoảng cách với lá chừng 12-15m, treo một bóng đèn công suất 60-100W, khoảng cách giữa các bóng là 1-1,5m.

– Lò hơi nước: Bên ngoài nhà trồng lan đặt các lò hơi nước rồi dẫn vào các ống để tăng nhiệt độ. 100m2 thì đặt một lò hơi nước và cách 1 tiếng đồng hồ thì thêm nước.

– Than củi: Cách truyền thống để tăng nhiệt độ là đốt thêm than củi, có thể dùng thêm bình tưới nước vòi sen phát hơi nước.

3. Không khí

Một số kinh nghiệm chăm sóc hoa lanKhông khí là yếu tố quan trọng, cây tiến hành hấp thu và quang hợp điều cần điều kiện không khí tốt. Không chỉ để thoáng khí mà cần thêm môi trường sinh trưởng tốt cho rễ. Một số phương pháp cụ thể như sau:

– Chọn chậu dễ thoáng khí: nên chọn những chậu làm bằng sứ, loại chậu có đáy và thành chậu có nhiều lỗ thoát nước. Nếu chậu không có đế có thể lót dưới đáy chậu một lớp ngói vụn. Đối với chậu lan không dùng đất có thể dùng chậu nhựa những cũng phải đảm bảo dưới đáy phải có lỗ thoát nước.

– Chọn giá thể thoát khí: Địa lan sinh trưởng phải cung cấp đầy đủ đất, chọn đất mùn tơi xốp là giá thể những không quá 40%. Giá thể phần trên và đáy cùng là giá thể cứng.

– Giữ khoảng cách: Trồng lan cần duy trì được khoảng cách giữa các gốc tạo điều kiện để lan đẻ nhánh. Khi trưng bày trên giá, khoảng cách tối thiểu là 10cm trở lên.

– Giàn giáo thoáng gió: Đặt lan cạnh cửa sổ có không khí đối lưu. Khi nhiệt độ cao, độ ẩm lớn, khi bón phân cần mở cửa sổ và hệ thống thông gió, mùa đông cần giữ ấm, ngày nắng nên mở cửa sổ để không khí được lưu thông.

4. Nước

Một số kinh nghiệ chăm sóc hoa lanDân gian có câu “ nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”, vì vậy có thể nói tưới nước là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình chăm sóc lan. Khi tưới nước cần lưu ý 4 yếu tố như: Nguồn nước, phương pháp tưới, thời thời gian tưới, lượng nước tưới.

a. Nguồn nước: Nguồn nước tươi phải đảm bảo là nước sạch, độ pH trên dưới 5,5. Đối với lan dã sinh dựa vào nước mưa để sinh trưởng, vì trong nước mưa có nhiều nguyên tố dinh dưỡng. Nước máy là nước được xử lý công nghiệp, có các chất khử trùng nên bạn không nên sử dụng trực tiếp mà để lắng xuống trong nhiều ngày nắng, thả vào một ít vỏ hoa quả như lê, táo sau vài ngày mới có thể dùng được. Nếu là nước có tính chua nhẹ, cần xử lý bằng muối hoặc Acid citric, nước có độ chua lớn có thể dùng NaOH hoặc KOH để xử lý.

b. Phương pháp tươi: Hoa lan ngoài hấp thụ nước bằng rễ thì lá cũng có thể hấp thụ nước, vì vậy khi cung cấp nước cho cây thường thông qua hai con đường rễ và lá.

c. Thời gian tưới

Thời gian tưới nước trong ngày nên căn cứ theo mùa và chủng loại. Vào mùa xuân và mùa hè nhiệt độ tương đối cao, đối với lan địa sinh trồng ngoài trời nên tưới vào lúc sáng sớm vì khi đó nhiệt độ giá thể trong chậu thấp, tưới nước sẽ không gây ra sự chênh lệch về nhiệt độ. Tưới nước vào sáng sớm và chiều tối nước lưu thông tốt, có lợi cho sự hấp thụ của cây.

Vào màu đông và đầu xuân nhiệt độ thấp, trong phòng ấm không nên tưới nước quá sớm, nếu không sẽ làm cho giá thể bị vón cục, cây bị lạnh. Thông thường hai mùa này sau 20 giờ khi nền nhiệt tăng thì mới bắt đầu tưới nước.

d. Lượng nước tưới: Tùy theo đặt trưng từng loài, môi trường ươm trồng, mùa tiết khí hậu mà điều chỉnh lượng nước tưới cho phù hợp.

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033