Chat hỗ trợ
Chat ngay
KIẾN THỨC VỀ LAN

LAN TRẦM TÍM ĐIỆN BIÊN

Posted On September 22, 2020 at 9:15 am by / No Comments

Giới thiệu lan trầm tím:

Lan Trầm là một trong những loại hoa phong lan quý. Trầm rừng hoa có màu tím hồng và thơm nhẹ nhàng dễ chịu như hương trầm. Hoa lan Trầm rất bền, sống khỏe, phù hợp với thời tiết của mọi miền.

Tên Việt Nam của Dendrobium Nestor là lan Trầm tím. Nó được Veitch lai tạo từ giống cây Phi Điệp (Giả hạc) và cây Song Hồng, hoàng thảo tím. Chính vì thế, lan Trầm tím được thừa hưởng rất nhiều nét đẹp của cây cha và cây mẹ. Đó là sự thừa hưởng có chọn lọc nên vẻ đẹp của lan Trầm tím nổi bật hơn hẳn so với cha mẹ cả về hình dáng, màu sắc và hương thơm của hoa.

Kiến thức về lan trầm tím | Tin tức | Giống hoa lan,hoa lan giống,lan cấy mô,kèn lai châu,trầm điện biên,phi điệp hoà bình, giả hạc di linh,tali nù,giả hạc tuyên quang,phi

Trong đó, thân của Trầm tím không quá dài cũng không quá mập, nó hơi ngắn và có chiều hướng lên thẳng. Những bông hoa kiêu sa màu tím hồng cũng tạo nên vẻ đẹp độc đáo của Trầm tím. Đặc biệt, giống cha mẹ nên Hoa của lan Trầm rất thơm, tuy nhiên nó không quá hắc mà lại rất dễ chịu, khiến lòng người mê đắm. Mùa xuân, những bông hoa tím hồng đua nhau khoe sắc, nổi bật lên giữa muôn vàn loài hoa khác.

Cách chăm sóc lan trầm tím:

Lan Trầm tím thường được ghép vào giá thể gỗ và treo cao để khi hoa nở rủ xuống, trông sẽ đẹp hơn. Nếu trên ban công, sân thượng hay khu vườn nhà bạn có những giò hoa Trầm tím thì cần chú ý những điều sau:

  • Trầm tím ưa sáng, thoáng gió, nhưng cần tránh ánh nắng trực tiếp, nên có lưới che để phòng lá bị cháy.
  • Mùa hè, cần tưới nước thật nhiều, độ ẩm từ 70-90% là tốt nhất.
  • Mùa thu, khoảng từ tháng 10 trở đi, lá cây bắt đầu úa vàng. Lúc này, cần tưới ít đi, sau đó bón phân và phun thuốc để kích thích cho cây ra nụ. Đến tháng 12 thì dừng hẳn việc tưới phun, thỉnh thoảng phun nước để cây không bị teo tóp.
  • Cuối mùa đông, đầu mùa xuân, cây bắt đầu nhú nụ, chuẩn bị cho thời kỳ bung nở hoa. Thời gian này, cần chú ý những đợt mua phùn của mùa xuân, tránh cho cây không bị úng nước.
  • Khi thấy hoa nở thì vẫn tưới đều nước. Nhưng khi hoa đã tàn thì ngưng tưới nước cho tới khi thấy cây con mọc ra ở gốc hay các cây (keiki)  mọc ở các đốt gần ngọn hay ở phía dưới các đốt đã ra hoa. Những cây con, thường mọc ra sớm hơn có thể là từ khi cây ra nụ và có thể ra hoa vào mùa tới, còn các cây keiki phải đến mùa hoa sang năm. Hãy đợi khi cây keiki mọc rễ dài chừng 3-4 phân mới tách ra khỏi cây mẹ và trồng vào các chậu nhỏ dưới 10 phân.

Hoa Lan Trầm Tím - Những Thông Tin Liên Quan đến Hoa Lan Trầm Tím Có Thể Bạn Chưa Biết? - Báo Khuyến Nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc lan Trầm tím Điện Biên:

Giá thể:

Đối với Trầm, tôi đã thực tế thử nghiệm qua rất rất nhiều loại giá thể và tôi thấy như thế này:

– Lũa: Bạn sẽ có 1 tác phẩm nghệ thuật Trầm Mini trên Lũa, lan phát triển tốt nhưng chậm chạp và khó lòng mập và dài được (trừ khi phân và tiểu khí hậu thật tốt). Đặc biệt bộ rễ rất khỏe và nhiều.

– Gỗ vú sữa, dẻ, vải, nhãn: Cây sinh trưởng và phát triển không khác trên lũa là mấy.

– Chậu: Nếu chất trồng là than thì khá kém, nhưng chất trồng là vỏ thông vụn thì cây lên tốt hơn lũa, mập mạp và khá dài.
Nhưng nếu trong chậu bạn nhét dớn vụn hoặc dớn cù lần, dớn xốp tổ quạ xé vụn…. thì cây lan của bạn có thể nói là phát triển khủng khiếp.

Bạn nên trồng chậu kích thước vừa phải, đừng quá to vì rễ nó thích được bó. Rễ nào phi ra ngoài, bạn nên cắt hoặc vắt vào trong chậu.

Tôi đã thử so sánh như thế này: hai mầm Trầm Rừng mọc cùng thời gian trên hai giả hành mẹ đều nhau 20cm. Trồng 1 em lên bảng vú sữa và 1 em vào chậu đất nhét dớn cù lần và dớn sợi vụn.

Sau 7 tháng chăm bón với chế độ tưới và phân bón đầy đủ như nhau. Giả hành trên gỗ dài 40cm, to cỡ ngón tay đeo nhẫn; giả hành trên chậu dài 70cm, nặng gần nửa ký và to hơn ngón tay cái. Giá cả chênh nhau 2 lần các bạn ạ!

Và cuối cùng tôi thấy rằng ghép lên khúc dớn khoanh hoặc dớn bảng là dễ chăm bón nhất và cây phát triển ổn định nhất! Và cũng rất dễ đóng hàng đi xa.

Phân bón

– Cứ 1 tuần phun chế phẩm 1 lần nồng độ 1ml/1 lít (20 giọt) hoặc B1+Atonik. Lưu ý: Atonik chỉ dùng cho chi lan có giả hành mọng nước là có hiệu quả, còn các chi đơn thân… thì hiệu quả thấp. Bên cạnh đó lạm dụng Atonik sẽ có nhiều tác dụng không tốt về sau.

– 7-10 ngày phun 30-10-10 TE hoặc 20-20-20 TE 1 lần.

– Sau khi mầm non ra rễ dài được 5cm, gắn phân chì (xám, tan chậm) và nửa tháng phun trung lượng và vi lượng 1 lần.

– Khoảng tám tháng tuổi phun 6-30-30 TE 3-4 lần, 10 ngày 1 lần.

– Sau đó tới tháng tuổi thứ 9 cắt nước hoàn toàn, cho em nó rụng trụi hết lá và cứ để như vậy cho tới giữa tháng tuổi thứ 11 bạn hãy tưới thật đẫm vào gốc, ngày 1-3 lần tùy giá thể và chờ hoa, sau 10-20 ngày xuất hiện nụ hoa, nếu nụ to thì để ở nơi mát và giảm tưới nước, còn nụ nhỏ tăng ánh sáng và nước tưới (đấy là trường hợp căn nở tết, còn nếu không thì cứ tưới và cho ăn nắng bình thường).

Bạn có thể dùng phân chuồng như trâu, bò, dê, gà, heo…. vì nếu bón phân sai cách, hậu quả rất lớn. Bên cạnh đó ủ phân sai cách, hậu quả còn lớn hơn.

Thuốc phòng trừ sâu bệnh:

– Cứ 20 ngày phun Movento và Pesieu 1 lần để phòng nhện đỏ, rầy, rệp, bọ trĩ…

– Cứ 15 – 30 ngày 1 lần pha chung thuốc trừ nấm và vi khuẩn phun phòng 1 lần. Nếu trời mưa nhiều thì 7 ngày 1 lần.

Thuốc nấm gồm: RidomilGold, Antracol, Aliette, TopsinM…

Thuốc vi khuẩn gồm: Kasumin, Poner, Starner, Physan…

Cứ 1 nấm 1 khuẩn pha chung là được. Còn khi lan bị bệnh rồi mới trị, thì đề nghị các bạn đọc lại bài 27, 28, 29.

Nếu mua thuốc theo tên mà không được, bạn hãy đọc bài 28 để ghi tên hoạt chất trong thuốc đó ra và đi mua thuốc dựa trên hoạt chất.

Phòng lan trầm rừng và trầm công nghiệp

Kỹ thuật chăm sóc Trầm tím Điện Biên khi mới mua về:

Các giống mua về cần chuyển ra chậu lớn để cây phát triển nhanh hơn, cần lưu ý các vấn đề sau:

1.Gỡ cây ra khỏi cốc mô, gỡ bỏ bớt phần giá thể cũ sao cho rễ không bị tổn thương.

2.Giá thể: vỏ thông là tốt nhất (cỡ lớn hoặc vừa), xếp dớn đáy chậu.

3.Sau đó đặt cây lan vào chậu, tiếp tục dùng vỏ thông lớn xếp xung quanh, rải tiếp 1 lớp vỏ thông vụn trên bề mặt để giữ ẩm.

(Chú ý: Gốc của cây lan phải nhô cao lên khỏi bề mặt vỏ thông, tránh ủng thối)

4.Tiến hành bón phân tan chậm, phân hữu cơ lên bề mặt chậu (đặt xa gốc)

5.Tiến hành chăm sóc dinh dưỡng và giữ ẩm, ánh sáng phù hợp, phun phòng nấm định kỳ (1-2 tuần /lần)

 

CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG

XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033