Hoa lan phi điệp lá mít
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan phi điệp
Nguồn gốc xuất xứ của hoa lan phi điệp
Phi điệp thuộc dòng hoàng thảo ưu thích khí hậu nhiệt đới vì vậy dòng lan này được phân bố chủ yếu ở các nước Đông Nam Á như: Thái Lan, lào, Việt Nam, Cumpuchia ….
Đặc điểm chung của phong lan Phi Điệp
Đặc điểm chung của phong lan Phi Điệp
Phong lan Phi Điệp thuộc chi hoàng thảo, chúng có tên khoa học là Dendrobium anosmum và có tên gọi khác ở miên nam là Giã hạc hay giả hạc. Người chơi lan tại Việt Nam thì xếp Phi Điệp vào dòng thân thòng bởi thân của chúng mọng nước và mọc hướng xuống dưới khi ra hoa tạo thành một dải như thác nước.
Một đặc điểm khiến loại lan này được yêu thích là nó có rất nhiều mặt bông khác nhau vì vậy mà người chơi luôn cố gắng tìm kiếm sự độc đáo, đẹp lạ ở từng mặt bông khác nhau.
Cách nhân giống lan Phi điệp
Cách nhân giống lan Phi điệp
Các nhà vườn hiện nay đang nhân giống và phát triển dòng lan này theo 2 cách:
Mua hàng kg khai thác từ rừng về (chủ yếu là từ Lào và Campuchia… vì hàng Việt Nam đã cạn nguồn) . Sau khi mua hàng Kg các nhà vườn tiến hành thuần và nhân giống.
Cách thứ nhân kei 2 cách này chủ yếu là để nhân giống cho các dòng lan Việt Nam đặc biệt là hàng miền bắc như Hòa Bình, Phú Thọ, Cao Bằng, đặc biệt là các dòng đột biến. Việc nhân kei cũng không quá phức tạp, chủ yếu là nhân từ những thân già không ra hoa và còn mắt, những thân này sẽ được chọn riêng chuẩn bị giã thể rêu ẩm và một ít kei pro để kích cho dễ lên
Các loại Phong lan Phi Điệp và cách nhận biết chúng
Các loại Phong lan Phi Điệp và cách nhận biết chúng
Phong lan Phi Điệp được chia làm 2 loại chính là Phi Điệp vàng và Phi điệp tím.
Giống nhau Phi Điệp vàng và Phi điệp tím
Đều thuộc chi Hoàng Thảo là phong lan thân thòng, là loài phụ sinh sống bám trên các giã thể, thân gỗ tự nhiên và ưa vị trí cao thoáng, ánh sáng phù hợp để loại phong lan này phát triển là 70% tự nhiên. Ngoài ra cây cũng yêu cầu độ thoáng gió và có ánh nắng hắt nhẹ (không được gắt vì có thể dẫn đến cháy lá) để không bị bệnh và ra hoa đúng mùa.
Độ ẩm yêu cầu ở mức vừa phải là không nên ẩm quá vì như thế cấy sẽ yếu dễ bị các bệnh về nấm mốc, thối nhũn nhưng cũng không khô quá cây sẽ phát triển chậm, phù hợp nhất là độ ẩm khoảng 40-50% . Muốn cây phát triển nhanh và tươi tốt bạn nên bón phân hữu cơ hoặc phân chậm tan cho cây để thân cây to, dài và khỏe.
Khác nhau giữa phi điệp vàng và phi điệp tím
Tuy cùng chi cùng họ, cùng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc nhưng 2 loại phi điệp này cũng có nhiều điểm khác nhau:
Về mùa hoa: Phi điệp vàng thường ra hoa vào tháng 9-11 hàng năm còn Phi Điệp tím lại ra hoa vào sau tết thường là tháng 4 – 8 hàng năm
Về màu sắc hoa: Phi Điệp vàng có hoa màu vàng lưỡi màu nâu mùi hoa hơi hắc, bông cụm không có nhiều biến thiên, còn Phi Điệp tím thì hoa màu trắng tím (thường thì cánh màu trắng phớt tím, mắt hoa màu tím) và có rất nhiều biến thể như: năm cánh trắng, mắt nai, 6 mắt, trắng tinh…. mùi thơm của Phi Điệp tím thì rất nồng nàn khuyễn rũ
Về lá và thân: Phi điệp vàng thân thường bé hơn so với phi điệp tím và có duy nhất một màu xanh còn phi điệp tím thì đa phần thân tím (trừ hàng đột biến) lá của phi điệp vàng thuôn dài và đầu lá hơi nhọn, các lá được sắp xếp đều trên thân và hướng về một phía lên trên. Còn đối lá của Phi điệp tím thì là tròn và bầu hơn, các lá được xếp so le hơn chứ không đều như phi điệp vàng.
Khi ra hoa: Đối với Phi điệp vàng thì không cần xuống lá thì cây vẫn ra hoa, còn đối với phi điệp tím thì cây cần phải xuống la trước khi ra hoa,
Về phân bố: Phi Điệp vàng phân bố ở các vùng có nhiệt độ ổn định và khá lạnh như ở tây bắc, Lâm Đồng còn Phi Điệp tím lại phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và có đều rải rác khắp cả nước
Do sự đa dạng của nó, hai loài hoa này đều có những đặc điểm khác nhau và có những vẻ đẹp riêng của nó. Tuy nhiên, trong thời điểm hiện tại, Phi Điệp tím về độ hot lại có phần nhỉnh hơn do sự đa dạng và hương thơm nồng nàn của nó.
Một số dòng phong lan phi điệp tím ưa chuộng
Một số dòng phong lan phi điệp tím ưa chuộng
Phi điệp Hòa Bình
Là một loài phong lan thuộc dòng lan phi điệp nên phi điệp tím Hòa Bình có đầy đủ các đặc tính của một phong lan hoàng thảo như thân gồm nhiều giả hành mọc thành bụi, các giả hành phân thành các đốt như đốt tre nứa. Giã thể bám cho dòng lan này đều là các thân cây (Đặc biệt là dớn làm từ thân cây thông), xơ dừa hay rêu nếu như trồng chậu.
Tuy nhiên, do khí hậu của vùng đất Hòa Bình mà tạo nên những sự khác biệt cho loài hoa lan này như sau:
Các đốt của thân Phong lan phi điệp Hòa Bình có thân to nhất và đốt thân ngắn hơn so với các dòng phi điệp khác. Lá của dòng lan này cũng to và giày hơn hẳn so với các dòng còn lại. Vì vậy nếu nhìn tổng quan về giò lan phi điệp hòa bình sẽ to hơn, sum xuê dày dặn hơn.
Vì các đốt thân ngắn nên khi ra hoa dòng phi điệp này cũng cho hoa dày hơn bông to hơn và nhìn sẽ đẹp hơn so với các loại Phi Điệp của các vùng miền khác
Dòng phong lan này thường có nhiều đột biến về hoa hơn như 5 cánh trắng Hòa Bình đang được rất ưa chuộng và giá thành khác cao đỉnh điểm có thể lên tới 700k/1cm ngoài ra còn có nhiều loại đột biến khác như mắt đỏ, 6 mắt…
Để các bạn tự phân biệt được đâu là Phi Điệp Hòa Bình và các loài ở Tây Bắc thực sự là một điều khó khăn nếu các bạn không chuyên. Cách tốt nhất là bạn nên tìm đến những nhà vườn uy tín lâu năm hoặc những nghệ nhân có kiến thức chuyên sâu để có đánh giá chuẩn nhất. Còn việc mua hàng kg trôi nổi trên thị trường là không nên do nhiều đối tượng gần đây lợi dụng sự không hiểu biết của người chơi lan để chuộc lợi bằng việc dùng hàng Phi Điệp Lào, Cumpuchia, Tây Nguyên trà trộn hoặc lừa là hàng Phi Điệp Hòa Bình để bán với giá cao do gia của Phi Điệp Hòa Bình luôn đắt gấp 2 – 3 lần so với những dòng trên.
Giả hạc Di Linh (Phi điệp Di Linh)
Xuất thân của dòng lan này đúng như cái tên của nó đó chính là Huyện Di Linh thuộc tỉnh Lâm Đồng. Trên cao nguyên có độ cao so với mặt nước biển là 1000 m. với đặc điểm khí hậu tại đây nên Phong lan giả hạc Di Linh nên dòng phi điệp này cũng có những đặc điểm riêng như sau:
Quan trọng nhất làm nên sự nổi tiếng của dòng lan này chính là mùa ra hoa vào dịp tết nguyên đán. Tuy nhiên, Với đặc điểm này được nhiều người săn tìm và đưa về các thành phố để thuần nhưng khi thuần tại các nhà vườn cây không cho hoa đúng vào dịp tết nữa điều này là do sự thay đổi về khí hậu nhiệt độ nên không còn giữ được đặc điểm nguyên bản của cây. Để giữ được những đặc điểm nguyên bản này cần phải giữ cho môi trường gần giống với cao nguyên Di Linh về độ ẩm, gió và không khí.
Xét về đặc điểm thân thì dòng lan này nhìn về bề ngoài không có quá nhiều các đặc điểm khác trong cùng dòng giả hạc (Phi Điệp). Trong đó, khác biệt nhất và có giá trị cao nhất là nhánh Lù Tam Bố có đặc điểm là thân to lù, đốt cực ngắn lá to, dày trong hơn hẳn so với những dòng khác.
Phi điệp Lào (Giả hạc Lào)
Trong những năm gần đây khi nguồn phi điệp giả hạc ở Việt Nam đã cạn dần thì việc người dân chuyển sang săn tìm các loại phi điệp vùng khác như Lào, cumpuchia trở nên phổ biến hơn.
Phi điệp Lào có đặc điểm về thân cành lá không quá khác biệt so với Việt Nam, Chúng ta vẫn phân ra Phi điệp bắc Lào và Phi điệp Nam Lào. Chúng đều có đặc điểm chung là đốt thân khá dài, lá thuôn hơn so với các dòng phi điệp Việt Nam, Về mặt hoa thì mặt hoa Lào có nhiều biến thể hơn, cánh mỏng dài và bay hơn.
Phi điệp đột biến
Thời gian gần đây việc săn tìm lan phi điệp đột biến được giới chơi lan phat triển rất rầm rộ. Đặc biệt những mặt bông đặc sắc như phi điệp trắng tinh, phi điệp năm cánh trắng hay phi điệp hồng bệt. Mỗi mặt bông này lại có những biến thể về mắt hay độ đậm nhạt, độ to nhỏ của canh rất khác nhau. Thường khi mỗi người chơi lan tìm được một mặt bông độc lạ đều đặt tên cho nó riêng như: trắng đại ẩm, năm cánh trắng bùi việt, năm cánh trắng hòa bình, năm cánh trắng phú thọ, năm cánh trắng kim, Hồng yên thủy…………
Ngoài những dòng phổ biến trên còn có một số loại khá nổi tiếng cũng được săn đón bởi có nhiều mặt bông đẹp như Phi điệp Phú Thọ, Giả hạc easo, Phi điệp Cao Bằng, Giả hạc daklay…. Tuy nhiên về đặc điểm nhận dạng các loại rất khó phân biệt chỉ có thể dự vào uy tín của các nhà vườn và người bán để đảm bảo mà thôi.
Phi điệp cánh mai, phi điệp cánh bầu
Một trong những mặt bông khá phổ biến được nhiều người quan tâm và chơi nhiều là phi điệp cánh bầu và phi điệp cánh mai.
Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa thực sự phân biệt được hai loại phi điệp này. Để hiểu rõ hơn sự khác biện chúng tôi sẽ giải thích thêm về hai loại này như sau: Phi điệp cánh mai là có 5 cánh bằng nhau và tròn trịa như cánh hoa mai, còn phi điệp cánh bầu thì chỉ có 3 cánh.
Cách ghép lan Phi điệp
Cách ghép lan Phi điệp
Việc ghép Lan phi điệp khá đơn giản với các bước như sau:
B1: Chọn mua hàng kg từ rừng về (nên mua vào mùa lá rụng để tránh bị lọc hoa)
B2: Cắt bớt rễ già ghép lại từng bó nhỏ buộc dốc xuống
B3: Chọn giã thể (bạn có thể sử dụng thân cây nhãn, vũ sữa hoặc các thân cây thông, hoặc đơn giản là sử dụng các chậu nhựa và rêu
B4: Cố định thân Phi điệp lên các giã thể đã chuẩn bị sẵn , bạn có thể dùng dây buộc hoặc ghim thân lên. Thời điểm thích hợp nhất để cố định thân lên giã thể là vào đầu mùa xuân. Lúc đó thời tiết ấm áp, mưa nhiều cây sẽ sớm ra rễ mới và phát triển nhanh.
Cách trồng và chăm sóc lan phi điệp
Hoa lan phi điệp lá mít
Để chăm sóc lan phi điệp tốt bạn cần đảm bảo chung về chế độ chăm sóc như sau:
Ánh sáng: Đối với phong lan nói chung và phi điệp nói riêng ánh sáng luôn là điều kiện cực kỳ quan trọng cho việc phát triển cây. Nếu để cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp ( đặc biệt là các loại mới khai thác từ rừng về) sẽ làm cây yếu đi , có thể cháy lá dẫn đến không phát triển được. Nhưng nếu ánh sang yếu quá cây sẽ dễ bị bệnh nấm mốc. Ánh sáng tốt nhất là vào khoảng 70% đặt ở vị trí thoáng mát không tù bí.
Độ ẩm: Phi Điệp không phải là dòng quá ưa ẩm bởi đặc tính thân mọng nên độ ẩm càng lớn thì cây sẽ càng dễ bị thối rữa. Duy trì độ ẩm ở tầm 40-50 % là cây có thể phát triển tốt. lưu ý vào mùa hanh khô ( mùa rụng lá các bạn vẫn nên duy trì độ ẩm này để ra xuân khi tiết trời ấm áp cây sẽ cho hoa và nhiều mầm non mới.
Nhiệt độ: Với Phi điệp Hòa Bình do đã sống lâu ở thời tiết miền bắc nên các bạn yên tâm là cây sẽ không bị sốc nhiệt như phi điệp Lào
Phân Bón: Để chăm sóc tốt cho Phi Điệp Hòa Bình có thân to, dài, lá mướt bạn cần phải bón phân đầy đủ. Tốt nhất nên sử dụng phân hữu cơ như các nhà vườn vẫn làm (là ủ ốc,cá, nước gạo) để tưới những loại phân bón hữu cơ này vừa tốt cho lan lại vừa không gây hại cho môi trường. Tuy nhiên, để có thể chăm sóc cầu kỳ bạn cần có thời gian nên để tiết kiệm thời gian và tiện lợi bạn có thể sử dụng phân chậm tan của nhật để bón cũng sẽ giúp cây phát triển tốt. Một lưu ý nhỏ khi sử dụng phân chậm tan là không nên bón quá nhiều để tránh cây bị sốc.
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033