HOA LAN KIẾM
Lan kiếm hay được xếp dòng địa lan và là một dòng lan được chơi lâu đời nhất ở nước ta. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu cụ thể hơn về loài hoa này nhé!
-
Xuất xứ.
Lan kiếm hay chính xác hơn là lan kiếm lá cứng là một loài hoa lan có xuất xứ từ rừng Việt Nam, Trung Quốc và một số nước Đông Nam Á.
-
Phân loại:
Lan kiếm được chia làm 4 loại sau:
a, Kiếm lô hội.
Kiếm lô hội có tên khoa học là Cymbidium aloifolium và ở Việt Nam có 2 tên là: Đoản kiếm Lô Hội và Kiếm Lô Hội
Đặc điểm: Dòng lan này có đặc điểm củ rất nhỏ, lá dài và cứng. Chùm hoa buông rủ, dài tới 75 phân, hoa 30-45 chiếc, to 4-4.25 phân, nở vào mùa Xuân. Phân bố ở cả ba miền Bắc trung Nam
b, Đoán kiếm đen đỏ.
Đoản kiếm đen đỏ có tên khoa học là Cymbidium atropurpureum Ở Việt Nam có tên là Đoản kiếm đỏ đen hoặc Lan kiếm treo
Đặc điểm: Loại địa lan có đặc điểm củ mọc sát nhau, lá dài và mềm. Dò hoa rủ xuống dài tới 1 thuớc, hoa to 3.5-4.5 phân, 10-33 chiếc,thơm mùi dừa, nở vào mùa Hạ-Thu. Phân bố chủ yếu ở Gia Lai, Kontum
c, Kiếm Hai Mầu
Kiếm hai Mầu có tên khoa học là Cymbidium bicolor có tên tiếng việt là: Đoản kiếm hai màu hoặc lan kiếm 2 màu
Đặc điểm: Loài Kiếm này có đặc điểm lá dài 40-50 phân, dò hoa dài 60-70 phân, uốn cong hay rủ xuống, hoa 20-25 chiếc, to 4.5 phân, thơm nở vào Xuân-Hạ. Phân bố chủ yếu ở Tây Nguyên, Lâm Đồng
d, Kiếm Tiên Vũ:
Kiếm Tiên Vũ có tên khoa học là Cymbidium finlaysonianum Có tên tiếng việt là Kiếm Vàng hoặc Hoàng Kiếm Lan
Đặc điểm: Kiếm tiên Vũ Thùy cũng khá giống với các loài kiếm khác vẫn thân là các giả hành lá dài 40 – 50cm, Hoa màu vàng , phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền bắc như Hải Phòng, Quảng Ninh..
3, Cách trồng và chăm sóc lan Kiếm
Lan Kiếm là một trong những loài lan dễ trồng và chăm sóc nhất trong các loài lan. Với những dân chơi lan lâu năm thì có thể nói vứt đâu nó cũng sống, cũng phát triển được. Tuy nhiên, để làm được điều này thì bạn cần phải chú ý những điều sau:
a, Cách trồng.
Bước 1: Chọn những cây khiếm làm giống phải đẹp thì thân con mới có thể phát triển tốt được
Bước 2: Để tiết kiệm giã thể và thoát nước tốt bạn nên lót xốp chiếm khoảng ⅓ chậu
Bước 3: Chúng ta có thể sử dụng nhiều loại vỏ như vỏ thông hay dớn hoặc rêu để làm giá thể trồng Kiếm
Bước 4: Cho thân kiếm định nhân giống vào và cố định trên dớn ( bạn cố định chắc để không bị ảnh hưởng đến rễ)
Bước 5: Có thể sử dụng một số loại phân như: Phân dê hay Phân chì chậm tan để bổ sung chất dinh dưỡng cho cây giúp cây phát triển tốt hơn
b, Cách chăm sóc.
Việc chăm sóc lan kiếm không quá khó bạn chỉ cần đảm bảo ánh nắng không chiếu trực tiếp gây cháy lá. Ánh sáng thường khoảng 60% là cây phát triển tốt nhất. Một điều cần lưu ý nữa là phải đảm bảo không khí thông thoáng độ ẩm khoảng 60%. Và nếu bạn không có nhiều thời gian để luyện kiếm thì cũng hãy tưới cho nó 2 lần vào sáng và tối nhé!
Trên đây là những thông tin cơ bản mà ai cũng cần biết về dòng lan Kiếm. Nếu bạn thấy bài viết hay hãy chia sẻ và để lại bình luận nhé!
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033