Lá của hoàng thảo kèn nhỏ nhắn, thuôn dài và hay rụng vào mỗi mua thu. Hoa mang sắc tím vô cùng quyến rũ trải màu từ nhạt đến đậm. Mỗi bông hoa hình loa kèn, vành môi trắng thướt tha.
Hoàng thảo kèn thường ra hoa rất sai, mọc vào cuối mùa đông đến đầu xuân. Hoa có mùi thơm khó mà cưỡng lại được, thơm lâu và rất lâu tàn. Những chùm hoa mọc từ 2-3 chiếc trên 1 mắt tại các đốt thân. Một bông hoa thường to từ 4-5 cm với hương thơm nồng nàn.
Lan rừng tự nhiên có một màu tím tuyền cực quyến rũ, một màu duy nhất nhưng cũng rất hiếm với màu 5 cánh trắng lưỡi tím. Đây là loại hoàng thảo kèn đột biến màu rất hiếm gặp. Những mùa có tiết trời lạnh hoa sẽ nở lâu hơn và thơm hơn.
Ý nghĩa và lợi ích của hoa lan kèn
Ý nghĩa và lợi ích của hoa lan kèn
Hoa lan kèn là một loài hoa với sắc tím rất dễ thu hút. Ngoài ra đặc điểm nuôi trồng của loài hoa này cực kỳ đơn giản nên hiện nay, lan kèn chủ yếu được chọn để trồng giải trí, trang trí khu vườn, nhà cửa.
Lan kèn cũng thường xuất hiện như một “màu sắc” trang trí cho những dịp lễ cưới hỏi, khai trương,… với ý nghĩa cầu chúc sự phát đạt, sum vầy. Ngoài ra, lan kèn cũng là một món quà tặng ý nghĩa để tặng bạn bè, người thân, đặc biệt là người phụ nữ vì hầu hết mọi loài hoa lan đều là biểu tượng của cái đẹp, sự dịu dàng, nữ tính.
Hoàng thảo kèn có những loại nào?
Hoàng thảo kèn là loại lan hồ điệp đột biến đẹp nhưng rất quý hiềm, do đó ngoài tự nhiên còn rất ít do bị săn lùng quá nhiều. Một số loại lan hoàng thảo kèn đang được săn lùng nhiều nhất như hoàng thảo kèn trắng. Khác với màu tím quyền lực, màu trắng của loại lan này thật tinh khôi.
Hoàng thảo kèn có màu trắng
Hoàng thảo kèn tím cổ điển nhưng lại không bao giờ hết sức hút với người nhìn. Một màu tím đầy thơ mộng mà lại vô cùng quyến rũ, những chùm hoa rủ xuống đầy thướt tha.
Cách trồng và chăm sóc hoa lan kèn
Cách trồng hoa lan kèn
Bước 1: Chuẩn bị giá thể để trồng hoa như cục gỗ, các loại chậu, đám rêu giữ ẩm. Lưu ý phải chuẩn bị giá thể thật sạch để đảm bảo cây không bị nhiễm các loại nấm bệnh.
Bước 2: Chuyển cây hoa sang chậu: Trước khi tách lan kèn ra khỏi chậu cũ thì cần tưới thật nhiều nước vào cây lan chuẩn bị tách, chờ khoảng nửa tiếng bạn sẽ có thể dễ dàng bóc từng lớp rễ ra khỏi chậu cũ. Hãy tiến hành cắt bỏ những đoạn rễ cây bị khô, sâu bệnh và sau đó chuyển sang chậu mới đã chuẩn bị từ trước.
Đối với những cây lan kèn vừa khai thác từ rừng về, bạn cần dùng thuốc/keo liền sẹo để bôi vào những đoạn cây bị dập. Tiến hành phun thuốc phòng chống mầm bệnh và treo lên chỗ thông thoáng rồi chờ 2-3 ngày mới ghép.
Bước 3: Trồng cây vào giá thể
Khi trồng cây vào chậu/cục gỗ luôn cần phải trồng cây thẳng, ngọn cây hướng về phía có ánh sáng mặt trời để có điều kiện quang hợp tốt nhất. Nên cố định cây một cách chắc chắn để cây không bị lung lay khi chịu va chạm.
Sau khi hoàn thành các bước trồng lan kèn, cần treo hoa ở trên cao, những nơi thoáng khí, hứng ánh sáng tốt. Bên cạnh đó, không nên để hoa hứng ánh sáng trực tiếp từ mặt trời vì sẽ khiến cây dễ bị mất nước, mau héo. Để tránh trường hợp đó bạn có thể bố trí lưới che ở giàn hoa.
Cách chăm sóc lan kèn khoa học
Độ ẩm: nên cung cấp cho cây độ ẩm không khí từ 70-80%, đây là độ ẩm lý tưởng giúp cây phát triển tốt nhất và ra hoa đúng kế hoạch.
Ánh sáng: Khi mới trồng cây còn yếu nên hãy cung cấp cho cây khoảng 20% ánh sáng (nếu nhiệt độ trên 30 độc C) và 40% ánh sáng (nếu nhiệt độ dưới 20 độ C). Khi cây đã phát triển một thời gian và bắt đầu ổn định thì hãy cung cấp 30% lượng ánh sáng để cây khỏe mạnh, phát triển quanh năm.
Tưới nước: tưới nước đủ ẩm, không nên tưới quá nhiều để tránh tình trạng cây bị úng nước. Tần suất tưới cây phù hợp là mỗi ngày một lần, đối với những ngày nắng nóng thì có thể tưới 2 lần để cấp nước. Lưu ý nước tươi cây phải thật sạch, thỉnh thoảng hãy tưới vào lá cây để lá cây sạch bụi, diễn ra quá trình quang hợp tốt hơn. Không nên tưới quá mạnh để tránh làm tổn thương đến cây và hoa. Bạn cũng có thể dùng vòi tưới nhiều chế độ để tưới cả xa và gần.
Cách bày trí: nên để hoa có khoảng cách, không nên để các chậu hoa quá sát nhau. Đến mùa đông nên di chuyển cây hoa lan kèn tới những nơi thoáng gió, lúc này hoa cần hấp thụ nhiều ánh sáng hơn để ra hoa bình thường.
Bón phân: hoa cần được bón phân khi cây đang phát triển bộ rễ của nó. Hoa lan kèn dễ hấp thụ loại phân tan chậm hoặc phân bón qua lá. Có thể bón phân quanh năm, nhưng chủ yếu là dịp đầu năm. Khi mùa mưa tới bạn có thể hạn chế bón phân vì trong nước mưa đã cung cấp sẵn một số dưỡng chất cần thiết cho cây.
Phun thuốc phòng trừ sâu bệnh: Để tránh các mầm bệnh không mong muốn nên phun thuốc phòng bệnh cho cây mỗi tháng 01 lần. Vào mùa mưa nên phun liên tục 10-15 ngày/lần để tăng sức đề kháng cho cây. Lưu ý nên phun thuốc vào lúc trời mát mẻ, không có mưa thì cây sẽ hấp thụ thuốc tốt hơn.
Những hình ảnh đẹp về hoa lan kèn
Những hình ảnh đẹp về hoa lan kèn
Những hình ảnh đẹp về hoa lan kèn
Trên đây là những thông tin đến hoa lan kèn do chúng tôi đã tổng hợp và chia sẻ đến các bạn. Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn sẽ có thêm nhiều thông tin thú vị hơn về hoa lan kèn bạn nhé!
CẦN TƯ VẤN KỸ THUẬT LIÊN QUAN ĐẾN NẤM BỆNH HẠI VÀ QUY TRÌNH KỸ THUẬT VỀ CÂY TRỒNG
XIN MỜI BÀ CON GỌI ĐIỆN THOẠI VỀ SỐ 0982.427.033